| Hotline: 0983.970.780

Ứng phó hạn hán diện rộng

Thứ Sáu 20/03/2015 , 09:11 (GMT+7)

Tại tỉnh Ninh Thuận, đã có 6.100 ha đất lúa không có nước sản xuất, tình trạng thiếu nước sinh hoạt xảy ra trầm trọng. 

Tỉnh Khánh Hòa có 570 ha dừng sản xuất, 600 ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng do không đủ nước tưới và khoảng 2.500 ha đang bị thiếu nước.

Tình trạng thiếu nước, hạn hán khả năng sẽ xảy ra trên diện rộng từ thời gian cuối vụ đông xuân và kéo dài đến hết vụ hè thu năm 2015.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Tỉnh (ảnh), Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) khi trả lời phỏng vấn Báo NNVN.

18-37-38_nh-tinh

Xin ông cho biết diễn biến tình hình thời tiết, nguồn nước ở khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên hiện nay ra sao?

Dung tích trữ của các hồ chứa thủy lợi của các tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa đang ở mức rất thấp: Ninh Thuận đạt 14%, Khánh Hòa đạt 37% (so với dung tích trữ thiết kế).

Một số hồ chứa lớn ở Khánh Hòa có dung tích trữ nước thấp như: Suối Hành 0,48/9,49 triệu m3 (tương đương 5,03%), Suối Trầu 0,36/9,81 triệu m3 (tương đương 3,62%), Cam Ranh 13,38%, Am Chúa 23%, Đá Bàn 30%.

Còn tại Ninh Thuận, dung tích trữ nước tại hồ chứa Cho Mo là 0/8,79 triệu m3 (tức 0%), Sông Biêu 1,85/23,78 triệu m3 (tương đương 7,78%), Sông Sắt 5,33/69,33 triệu m3 (tương đương 7,69%). Tỉnh Bình Thuận có dung tích trữ hồ chứa khoảng 50-60%, các địa phương còn lại ở mức 70-80%.

Dòng chảy các sông từ Quảng Nam đến Ninh Thuận thiếu hụt từ 40-70%, một số nơi tới 70-80%. Nhiều khả năng ở hạ lưu các sông sẽ xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc cùng thời kỳ. Khu vực Tây Nguyên có lượng dòng chảy các sông trong tháng 1-4/2015 sẽ thấp hơn TBNN khoảng 10-40% và khoảng 10-20% trong tháng 5-6/2015.

Hiện nay, các địa phương khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên đã hoàn thành gieo trồng vụ đông xuân, đang trong thời kỳ cấp nước tưới dưỡng cho cây trồng. Tình hình hạn hán, thiếu nước lan rộng đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất như thế nào?

Hiện tại, tỉnh Ninh Thuận đã có 6.100 ha đất lúa không có nước để sản xuất, tỉnh Khánh Hòa có 570 ha đang dừng sản xuất, 600 ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng do không đủ nước tưới và khoảng 2.500 ha đang bị thiếu nước.

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng đã xảy ra trầm trọng tại tỉnh Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đã xảy ra hạn hán, thiếu nước tại các tỉnh Đăk Lăk (4.400 ha cây trồng, 1.100 hộ dân), Đăk Nông (7.500 ha), Kon Tum (1.500 ha).

Theo ông, tình hình hạn hán, thiếu nước tại khu vực Nam Trung bộ sẽ kéo dài trong bao lâu?

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 9/2015 thiếu hụt khoảng 15-30% so với TBNN. Mùa mưa khả năng đến nửa cuối tháng 9/2015 mới xuất hiện.

Như vậy, mùa khô ở khu vực Nam Trung bộ sẽ kéo dài hết vụ hè thu năm 2015 (tháng 9/2015), lượng nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

Nếu tình hình mưa, dòng chảy diễn biến như nhận định, hạn hán ở các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa và các địa phương khác ở khu vực Nam Trung bộ sẽ tiếp diễn, khả năng diễn ra trên diện rộng từ thời gian cuối vụ sản xuất đông xuân và kéo dài đến hết vụ hè thu năm 2015.

Khu vực Tây Nguyên khả năng sẽ bị hạn hán trên rộng vào thời gian cuối vụ sản xuất đông xuân.

Trước tình hình thực tế và nhận định trên, Tổng cục Thủy lợi đã đề ra những giải pháp gì để phòng, chống hạn vụ đông xuân và vụ hè thu năm 2015?

Bên cạnh các giải pháp chung như bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp, tổ chức nạo vét kênh mương, đào ao, đào giếng, đắp đập tạm trữ nước, sử dụng tiết kiệm nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến..., một số giải pháp riêng, Tổng cục đã đưa ra phương án cụ thể cho từng địa phương khu vực Nam Trung bộ:

Tỉnh Ninh Thuận: khu tưới thuộc các hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm và sông Pha (tổng diện tích khoảng 16.000 ha) cần lập kế hoạch và đề nghị bổ sung nguồn nước từ các nhà máy thủy điện thuộc hệ thống sông Cái Phan Rang để phục vụ tưới cho vụ đông xuân và hè thu.

Các khu tưới do hồ chứa thủy lợi phụ trách cần cân đối nguồn nước, ưu tiên nước cho sinh hoạt, gia súc, diện tích đất nông nghiệp cần dừng sản xuất hoặc chuyển đổi cây trồng nếu nguồn nước không bảo đảm.

Tỉnh Khánh Hòa, do không được bổ sung nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện nên phụ thuộc hoàn toàn vào nước từ các hồ chứa thủy lợi và nguồn nước trong sông suối nội địa. Cần tăng cường nạo vét, khơi thông kênh, rạch, lắp đặt hệ thống bơm dã chiến, chuyển đổi cơ cấu cây trồng...

2155615581
Miền Trung đang đối mặt với khô hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến SX nông nghiệp

Một số khu vực thuộc các tỉnh/thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận cần lập kế hoạch đề nghị cung cấp nước từ các hồ chứa thuộc các hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, Ba - Bàn Thạch, La Ngà - Lũy để phục vụ tưới cho vụ đông xuân và hè thu. Các khu tưới thuộc các hồ chứa thủy lợi cần sử dụng tiết kiệm, bảo đảm dành nước cho vụ hè thu.

Hiện tại, đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi đang vào Tây Nguyên để ghi nhận thực tế tình hình và đề ra phương án chống hạn cụ thể cho từng địa phương.

Vậy, việc cần nhất để ứng phó với hạn hán, thiếu nước hiện nay là gì?

Tổng cục Thuỷ lợi kiến nghị các Bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo về công tác phòng, chống hạn hán, bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân và hè thu, mùa năm 2015 của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ngày 10/3/2015.

Triệt để thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước; tính toán cân đối lại nguồn nước, trong đó cần ưu tiên bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, đối với những khu vực khó bảo đảm nguồn nước cần chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi sang loại cây trồng khác có khả năng chịu hạn, tránh thiệt hại cho sản xuất.

Bộ Công thương cần chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các nhà máy thủy điện phối hợp với Bộ NN-PTNT, các cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch điều tiết nước của các hồ thủy điện để phối hợp với các hồ thủy lợi bổ sung nguồn nước cho hạ du phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.