| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng eCDT VN: [Bài 2] Mong các chủ tàu đầu tư máy tính bảng để mạnh dạn áp dụng

Thứ Sáu 04/10/2024 , 08:05 (GMT+7)

Khó khăn hiện nay trong việc triển khai Hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDT VN) là trình độ và kỹ năng của ngư dân còn hạn chế.

Cán bộ tại Cảng cá Ngọc Hải, Hải Phòng hỗ trợ các chủ tàu cá, ngư dân sử dụng phần mềm eCDT VN. Ảnh: Duy Học.

Cán bộ tại Cảng cá Ngọc Hải, Hải Phòng hỗ trợ các chủ tàu cá, ngư dân sử dụng phần mềm eCDT VN. Ảnh: Duy Học.

Yêu cầu minh bạch nguồn gốc thủy sản khai thác

Nhằm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) và khắc phục những tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023, Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành để đưa vào sử dụng “Hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDT VN)” từ đầu năm 2024.

Việc triển khai eCDT VN là một trong những nội dung rất quan trọng nhằm đánh giá kết quả thực hiện 2 khuyến nghị lớn của EC, gồm: Triển khai cơ sở dữ liệu kiểm soát sản lượng do Cục Thủy sản đang triển khai đến tất cả các tỉnh để giúp kiểm soát hiệu quả hơn đội tàu, sản lượng cập bến của từng địa phương, ngay cả các tàu đó cập cảng và bốc dỡ tại các cảng cá thuộc địa phương khác. Triển khai xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý các giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân: “Việc sử dụng phần mềm khá đơn giản, vì vậy rất mong các chủ tàu sẽ đầu tư một chiếc máy tính bảng để mạnh dạn áp dụng”.

Ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản, Cục Thủy sản cho biết, sau các đợt kiểm tra của Đoàn Thanh tra EC, EC đã khuyến cáo Việt Nam rất nhiều lần cần cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác một cách chắc chắn nhất, đầy đủ nhất và giảm thiểu lỗi.

Cục Thủy sản đã phát triển hệ thống eCDT VN nhằm đáp ứng các yêu cầu của EC. Hiện tại, phần mềm đã hoạt động trong toàn trình quản lý của hoạt động khai thác, từ quản lý tàu xuất bến cho đến giám sát sản lượng, cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản (SC) và Chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (CC) để chúng ta có thể có nguyên liệu đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, có thể xuất khẩu đi thị trường châu Âu nói riêng, cũng như tất cả thị trường đòi hỏi có truy xuất nguồn gốc một cách minh bạch, khách quan và chính xác.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, cho hay, phục vụ công tác chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính và quan trọng là minh bạch trong khâu truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thủy sản khai thác, vừa qua Cục Thủy sản cùng các đơn vị chuyên môn đã thiết kế phần mềm eCDT VN.

Phần mềm eCDT VN đã được thiết kế rất bài bản trong tất cả chuỗi liên quan đến hoạt động và kinh doanh các sản phẩm khai thác thủy sản, từ chủ tàu gắn với các tàu cá, cảng cá, đơn vị biên phòng, các chi cục và doanh nghiệp để giúp chúng ta có thể truy xuất được chuỗi các sản phẩm thủy sản khai thác.

“Trong việc ứng dụng eCDT VN, tất cả thành viên tham gia đều có vai trò, vị trí rất quan trọng để có thể đảm bảo minh bạch trong cả quá trình tàu xuất bến, khai thác thủy sản trên biển cho đến khi tàu cập bến được các cơ quan chức năng xác định, xác nhận là đã tuân thủ các quy định của pháp luật”, Cục trưởng Trần Đình Luân nhấn mạnh.

Làm gì để tháo gỡ khó khăn?

Theo ông Vũ Duyên Hải, khó khăn lớn nhất trong việc triển khai thực hiện eCDT VN là năng lực công nghệ thông tin, kỹ năng và kiến thức của cán bộ, nhân viên tại các cảng cá nhằm hỗ trợ ngư dân truy cập hệ thống còn thiếu. Khó khăn thứ hai là hiện nay trình độ và kỹ năng của ngư dân còn hạn chế.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cũng thừa nhận, việc triển khai thực hiện và ứng dụng eCDT trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, do bước đầu chuyển từ khai báo bằng giấy sang ứng dụng công nghệ thông tin nên còn nhiều bỡ ngỡ.

“Ngoài ra, do đâu đó vẫn còn các thành viên tham gia trong chuỗi chưa tự tin và tin tưởng vào việc ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo minh bạch, chính xác”, ông Luân nói thêm.

Minh bạch nguồn gốc thủy sản khai thác là yếu tố quan trọng đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Ảnh: Hồng Thắm.

Minh bạch nguồn gốc thủy sản khai thác là yếu tố quan trọng đảm bảo tính hợp pháp, bền vững và đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Ảnh: Hồng Thắm.

Cục trưởng Trần Đình Luân cho biết, từ những vướng mắc đó, thời gian vừa qua, Cục Thủy sản đã làm việc với các đơn vị như: Cảng cá, ngư dân, chi cục, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) và các doanh nghiệp để các bên thấy rõ vai trò, lợi ích của việc sử dụng eCDT VN là giúp công tác quản lý nhẹ nhàng hơn, ít người thực hiện hơn và chính xác hơn. “Chúng tôi thấy rằng, hiện nay nhiều địa phương đã thấy rõ lợi ích của phần mềm eCDT VN và bắt đầu áp dụng. Thời gian gần đây, số lượng người sử dụng phần mềm eCDT VN để quản lý tàu ra vào cảng tăng lên và cũng đã bắt đầu cấp được giấy SC và CC. Chúng tôi tin rằng, trong thời gian tới cùng với các cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp, việc ứng dụng phần mềm eCDT VN sẽ tăng lên rõ rệt”, Cục trưởng Cục Thủy sản thông tin.

Đồng thời, ông Trần Đình Luân kỳ vọng: “Cục Thủy sản thiết kế phần mềm eCDT VN có thể ứng dụng được trên cả hệ điều hành Androi và IOS. Việc sử dụng phần mềm khá đơn giản, vì vậy rất mong các chủ tàu sẽ đầu tư một chiếc máy tính bảng để mạnh dạn áp dụng, từ đó được cấp các giấy tờ thuận lợi hơn, đảm bảo độ chính xác cao hơn mà không cần phải đến trực tiếp”.

Xem thêm
Nuôi thỏ lợi nhuận không nhỏ

THANH HÓA Tự tay gây dựng trang trại, rồi đứng lên sau những lần thất bại là hành trình đầy tâm huyết của anh Nguyễn Công Tùng với con thỏ trên đất xứ Thanh.

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Bắc Kạn: Bí xanh chết hàng loạt

Khoảng 10ha cây bí xanh tại huyện Ba Bể bị chết, 80ha nhiễm bệnh, nguy cơ không cho thu hoạch.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Cải thiện điều kiện sống cho voi nuôi nhốt

Đắk Lắk 14 trong tổng số 35 cá thể voi nhà tại Đắk Lắk đã được cải thiện điều kiện sống, trong đó 11 cá thể đang tham gia mô hình du lịch không cưỡi voi.