| Hotline: 0983.970.780

Từ vùng đất dốc cằn đến những chuyến bay xuất khẩu nông sản

Thứ Năm 29/05/2025 , 12:12 (GMT+7)

SƠN LA Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công trải lòng về những ngày đầu gian khó đưa cây ăn quả lên đất dốc, sau 10 năm, đã đến lúc hái quả ngọt.

Ông Nguyễn Thành Công gắn bó với chủ trương đưa cây ăn quả từ những ngày đầu. Ảnh: Đức Bình.

Ông Nguyễn Thành Công gắn bó với chủ trương đưa cây ăn quả từ những ngày đầu. Ảnh: Đức Bình.

Năm 2015, Ban Thường vụ tỉnh Sơn La quyết định thực hiện chủ trương thông qua Kết luận 121 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, với định hướng trồng cây ăn quả thay thế cho các cây lương thực ngắn ngày, kém hiệu quả.

Ông Nguyễn Thành Công nhớ lại: "Trước khi ban hành Kết luận 121, Sơn La cũng đã trải qua một quá trình được sự hỗ trợ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cùng các bộ, ngành Trung ương, các viện nghiên cứu, để đưa một số giống cây trồng vào khảo nghiệm, trong đó có các giống cây ăn quả".

Với sự nỗ lực triển khai của cấp ủy, chính quyền các cấp, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chủ trương đã đi vào thực tiễn, vào đời sống. Toàn dân đã có một hành trình hơn 10 năm đầy khó khăn, gian khổ, nhưng cũng có nhiều thuận lợi để đạt được thành tựu như ngày hôm nay. Chủ trương này được thực hiện đồng thuận từ tỉnh đến huyện, xã và toàn thể người dân.

Ông Công nói thêm: "Sơn La đã trở thành vùng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, hiệu quả và trở thành một trung tâm chế biến nông sản của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc. Nhìn lại hành trình đó, chúng ta phải đánh giá một cách khách quan về những nhiệm vụ, nội dung công việc đã đạt được, cũng như những hạn chế, tồn tại và định hướng trong thời gian tới".

Sơn La từng bước chuyển mình thành vùng trồng cây ăn quả lớn bậc nhất cả nước. Ảnh: Đức Bình.

Sơn La từng bước chuyển mình thành vùng trồng cây ăn quả lớn bậc nhất cả nước. Ảnh: Đức Bình.

Sau 10 năm, chủ trương này rất đúng đắn, thực sự đi vào đời sống và mở ra một vùng sản xuất nông nghiệp rộng lớn. Tỉnh đã có diện tích cây ăn quả trên 85.000 ha, với sản lượng cây trồng năm nay dự kiến đạt trên 510.000 tấn. Quan trọng hơn, Sơn La đã hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh cho các loại cây như xoài với khoảng 19.800 ha, nhãn, mận, bơ, thanh long, dâu tây, na...

Từng vùng được tổ chức sản xuất theo các quy trình như VietGAP, GlobalGAP và các quy trình khác, đặc biệt đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu và đơn vị chế biến. Điểm nhấn thứ hai là thực hiện cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, cấp mã số cho cơ sở đóng gói và thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Bên cạnh đó, để trở thành trung tâm chế biến nông sản, tỉnh Sơn La đã kêu gọi và thu hút các nhà đầu tư lớn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy rất quyết liệt trong việc mời gọi các nhà đầu tư. Đến nay có trên 580 cơ sở chế biến, trong đó có 18 nhà máy chế biến lớn như Doveco, AC Food, TH, và các hệ thống nhà máy chế biến cây công nghiệp như cà phê Phúc Sinh, Minh Tiến, sắn BHL.

Vị Phó Chủ tịch tỉnh chia sẻ thêm, chúng ta có trên 2.900 cơ sở chế biến sản phẩm long nhãn và rất nhiều hợp tác xã chế biến sản phẩm từ rau, củ, quả, tạo ra các sản phẩm sau chế biến và sản phẩm OCOP, như Hợp tác xã Quyết Thanh ở Mộc Châu. Đặc biệt, một số hợp tác xã đã đưa sản phẩm nông nghiệp của mình vươn ra thế giới, như Hợp tác xã Nọng Piêu đưa quả mận sang 4 nước châu Âu và dâu tây sang Singapore.

Những sản phẩm này cũng đã có mặt trên các chuyến bay quốc tế, quảng bá đến bạn bè thế giới. Nhờ đó đã hình thành một nền kinh tế tập thể rất tốt với hơn 1.000 hợp tác xã, trong đó có trên 800 hợp tác xã nông nghiệp, đóng góp tích cực vào mô hình sản xuất và chuỗi sản xuất khép kín.

Chuỗi sản xuất này giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp, đặc biệt là những người trong chuỗi sản xuất và các vùng trồng lớn. Đời sống của người dân nhờ đó được cải thiện rõ rệt.

Cùng với sự phát triển đó, kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Tỉnh cũng đang phấn đấu thực hiện theo Nghị quyết 25 của Chính phủ để đạt mức tăng trưởng 8% trong năm nay và trên 10% cho nhiệm kỳ tới.

Tuy nhiên, thực tế các vùng trồng còn manh mún. Trước năm 2015, người dân chỉ nghĩ đến sản xuất cây ăn quả để đủ ăn, đủ bán ngoài chợ, nhưng giờ đây sản xuất nông nghiệp phải hướng đến phục vụ cả nước và xuất khẩu.

Các hợp tác xã đã và đang nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi hecta canh tác. Nhiều diện tích hiện nay đạt thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha, thậm chí có diện tích đạt trên 1 tỷ đồng/ha. Đó là kết quả của việc tổ chức sản xuất hiệu quả và ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao quản trị sản xuất.

"Nhìn lại 10 năm hành trình phát triển cây ăn quả, Sơn La có quyền tự hào vì đã trở thành trung tâm cây ăn quả của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc. Chúng ta quyết tâm giữ vững các sản phẩm của mình, giữ vững vùng sản xuất hiện có, và tiếp tục phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn", ông Công kết luận.

Xem thêm
Quảng Ninh khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn

QUẢNG NINH Ngành chăn nuôi Quảng Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất