| Hotline: 0983.970.780

Truy tìm thủ phạm gây ô nhiễm trầm trọng hồ Vực Trống?

Thứ Sáu 14/04/2017 , 13:15 (GMT+7)

Gần một năm nay, hàng ngàn hộ dân xung quanh khu vực hồ chứa nước Vực Trống, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) sống trong tình trạng lo lắng, bất an bởi nguồn nước trong hồ bị ô nhiễm trầm trọng...

Gần một năm nay, hàng ngàn hộ dân xung quanh khu vực hồ chứa nước Vực Trống, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) sống trong tình trạng lo lắng, bất an bởi nguồn nước trong hồ bị ô nhiễm trầm trọng, nước chuyển sang màu xanh đục, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân.

08-32-48_1
Nguồn nước từ hồ Vực Trống chuyển sang màu xanh đục

Có mặt tại khu vực hồ Vực Trống, chúng tôi ghi nhận hình ảnh nước trong hồ Vực Trống chuyển sang màu xanh đặc, váng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Đang đi cắt cỏ quanh khu vực này, anh Nguyễn Viết Cảnh (xóm Tân Bình) bức xúc: “Từ ngày xây dựng khu chăn nuôi tập trung ngay khu vực đầu nguồn nước, hồ Vực Trống bắt đầu ô nhiễm và ngày càng ô nhiễm nặng. Nước thải từ các trang trại chăn nuôi đen ngòm, không đảm bảo vệ sinh theo mương chảy xuống lòng hồ. Giờ mỗi lần mở cống xả nước hoặc mùa nắng nóng mùi hôi thối bốc lên không thể thở được. Dân kêu lên xã, xã bảo đã trình lên huyện nên cũng chẳng biết kêu ai nữa”.

Dẫn chúng tôi đến xem nguồn nước tại đập xả tràn, anh Cảnh lắc đầu ngao ngán: “Tôi đi chăn trâu cắt cỏ quanh khu vực này phải bịt khẩu trang kín mít và tránh không lội xuống dòng nước của hồ. Ngày xưa, nước hồ Vực Trống trong vắt, dân làng, nhất là đám trẻ con thường ra đây tắm giặt, thậm chí có thể uống nhưng giờ lội xuống hoặc chỉ cần rửa tay là bị ngứa ngay. Các cô không tin cứ lội xuống đấy khoảng một tiếng sau là biết liền”.

08-32-48_2
Nhiều người dân cho rằng nước Vực Trống ô nhiễm là do trang trại chăn nuôi lợn xả thải

Được biết, hồ chứa nước Vực Trống được xây dựng từ năm 1967 với trữ lượng 13 triệu mét khối, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân các xã Thượng Lộc, Phú Lộc, Gia Hanh, Vĩnh Lộc (huyện Can Lộc).

Người dân cho rằng, nguyên nhân ô nhiễm hồ Vực Trống là do nguồn nước xả thải của các trang trại nằm ngay cạnh hồ, còn cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận chính thức. Đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để làm rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

Thôn Tân Bình nằm sát hồ Vực Trống với 142 hộ dân thì tất cả đều bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ô nhiễm này. Ông Lê Anh Nga, trưởng thôn Tân Bình (xã Gia Hanh) cho biết: “Hồ Vực Trống nhiều cá lắm, giờ chết hết rồi, chỉ còn lại cá rô phi hợp với nước xả thải của lợn mới sống được thôi. Ngày xưa, mỗi lần đi làm đồng về nắng nóng, mệt chúng tôi ra lòng hồ ngả nón lấy nước uống, rửa mặt nhưng giờ con trâu, con bò còn không uống chứ đừng nói con người".

Từ ngày nước hồ ô nhiễm, hơn 20ha ruộng màu của người dân thôn Tân Bình bị ảnh hưởng nặng nề. Cứ lấy nước trong hồ vào ruộng thì lúa chẳng cần đổ phân đạm gì mà vẫn tốt mơn mởn nhưng lại không đạt năng suất, bình thường làm 1 sào lúa (500m2) cho thu hoạch 2,5 tạ, mùa vừa rồi chỉ được 1,8 tạ thôi.

Nói về nguyên nhân gây ô nhiễm hồ Vực Trống, ông Nga khẳng định là do các trang trại chăn nuôi tập trung ngay đầu nguồn nước với quy mô trên 500 con/trang trại. Mỗi lần xả nước phục vụ tưới tiêu cho bà con là thối từ đầu làng đến cuối làng. Chỗ nào nước chảy qua đóng một lớp váng đen kịt bám vào cây cỏ khiến cây cỏ chết queo. Nếu không xử lý sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bà con và nguy cơ về bệnh tật rất cao.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Phan Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Gia Hanh thừa nhận thực trạng mà người dân phản ánh là đúng. Xã Gia Hanh có trên 500 hộ dân thuộc 4 xóm Ngọc Lâm, Trung Ngọc, Kim Sơn, Hồng Tiến, Nhân Phong bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã cử cán bộ vào kiểm tra, kết quả cho thấy nguồn nước Vực Trống bị ô nhiễm quá nặng, bằng mắt thường có thể phát hiện ra màu nước vàng đục, mùi hôi tanh rất khó chịu.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước xuất hiện từ khi có chủ trương cho xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung ngay cạnh hồ, mới đầu ô nhiễm nhẹ nhưng càng ngày càng nghiêm trọng, nhất là khi người dân lấy nước vào ruộng thì bị ngứa đỏ. Tuy nhiên vấn đề này vượt quá thẩm quyền xử lý của địa phương. Xã cũng kiến nghị lên cấp trên nhưng đến nay chưa có câu trả lời cho người dân.

Hồ Vực Trống bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến người dân xã Gia Hanh mà hàng ngàn người dân thuộc các xã Thượng Lộc, Phú Lộc… vốn được hưởng lợi từ hồ này cũng bị ảnh hưởng. Ông Nguyễn Hữu Hài, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho rằng nguyên nhân có phải do các trang trại chăn nuôi xả thải hay không thì phải chờ kết luận từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông Hài cũng thừa nhận việc phát triển chăn nuôi ít nhiều gì cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường.

Một số hình ảnh khu vực hồ chứa nước Vực Trống, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) ô nhiễm trầm trọng:

08-32-48_1_1
 

08-32-48_4
 

08-32-48_4
 

08-32-48_5
 

08-32-48_img_9146

Xem thêm
Trang trại lợn nằm trong khu dân cư, xả thải ra môi trường

THANH HÓA Nước thải phân lợn được đẩy qua cống, xả thẳng ra ao tù chứa nằm ngay trong khu dân cư thôn Xuân Quan (xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Đánh giá diễn biến sinh trưởng lúa xuân 2025 của Nghệ An

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã kiểm tra trực tiếp tại Nghệ An nhằm đánh giá tổng quan vụ xuân năm nay, bao gồm 2.500 ha lúa không đạt kỳ vọng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Thực hiện chiến lược lâm nghiệp bền vững từ hoạt động trồng cây

Bình Dương Từ phong trào trồng cây nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn mới.