| Hotline: 0983.970.780

Trẻ hóa 1.000 giống lúa gửi Ngân hàng Gen tại Na Uy để bảo tồn

Thứ Sáu 08/12/2023 , 20:15 (GMT+7)

KIÊN GIANG 1.000 mẫu giống lúa, gồm 500 giống lúa cao sản và 500 giống lúa mùa sẽ được trẻ hóa và gửi tồn trữ tại Ngân hàng Gen của Na Uy.

Các đại biểu tham quan khu nhà lưới bảo tồn nguồn gen và trẻ hóa 800 giống lúa mùa đang được thực hiện tại Trang trại lúa mùa Tư Việt. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham quan khu nhà lưới bảo tồn nguồn gen và trẻ hóa 800 giống lúa mùa đang được thực hiện tại Trang trại lúa mùa Tư Việt. Ảnh: Trung Chánh.

Ngày 8/12, tại Trang trại lúa mùa Tư Việt (thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (Trường Đại học Cần Thơ) tổ chức hội thảo đánh giá mô hình trẻ hóa các giống lúa mùa.

Đề tài “Trẻ hóa và tồn trữ hạt lúa tại Svalbal Global Seed Vault” (Na Uy) do Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL phối hợp với Tổ chức The Global Crop Diversity Trust (Đức) thực hiện.

TS Đặng Kiều Nhân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL cho biết, mục tiêu chính của đề tài nhằm trẻ hóa, tồn trữ 1.000 mẫu giống lúa, gồm 500 giống lúa cao sản và 500 giống lúa mùa tại Ngân hàng gen của Na Uy. Tăng cường nguồn giống cho ngân hàng gen tại Trường Đại học Cần Thơ. Nâng cao năng lực nghiên cứu, đáp ứng tốt về nhu cầu sản xuất lúa bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Lê Quốc Việt, chủ Trang trại lúa mùa Tư Việt cho biết, diện tích canh tác của trang trại áp dụng quy trình sản xuất truyền thống theo cách làm của ông bà xưa, hoàn toàn không sử dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học, kể cả máy móc cơ giới hóa. Để tạo nguồn dinh dưỡng cho đất, trang trại thả bèo hoa dâu để chúng sinh sản và tự phân hủy nhằm tạo nguồn phân xanh tự nhiên. Tham gia thực hiện dự án, trang trại đã gieo cấy và trẻ hóa 800 giống lúa mùa, hiện lúa đã trổ bông, vào mẩy chắc hạt, chờ chín để thu hoạch.

Theo ông Việt, việc trẻ hóa các giống lúa mùa ngoài việc tuân thủ quy trình, tỉ mẩn để không bị lẫn lộn giữa các giống, còn gặp một khó khăn rất lớn đó là chim, chuột tập trung phá hoại do xung quanh hiện không có lúa.

Theo Ban chủ nhiệm đề tài trẻ hóa các giống lúa và bảo tồn nguồn gen, ngoài 800 giống lúa mùa (để chọn ra 500 giống) đang được thực hiện tại Trang trại lúa mùa Tư Việt, có 500 giống lúa cao sản cũng đã được thực hiện thành công tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.