| Hotline: 0983.970.780

TP HCM sẽ là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao máy móc cho nông nghiệp ĐBSCL

Thứ Ba 01/10/2019 , 08:09 (GMT+7)

Đó là thông điệp tại Hội thảo khoa học “Cơ khí Nông nghiệp thông minh cho Đồng bằng sông Cửu Long”, do UBND TP HCM và ĐHQG TP HCM tổ chức ngày 27/9.

Máy bay không người lái dùng để phun thuốc, bón phân.

Theo PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là giải pháp rất quan trọng để nâng cao năng suất, nhưng ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho nông nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, phần lớn máy móc thiết bị của doanh nghiệp đều phải nhập khẩu từ nước ngoài do ngành chế tạo máy móc phụ vụ nông nghiệp ở Việt Nam còn nhiều bất cập (ít doanh nghiệp đầu tàu, nhân lực còn thiếu và yếu, năng lực thấp, giá thành cao, tổ chức thị trường chưa xứng tầm với quy mô nền nông nghiệp quốc gia).

Ở ĐBSCL, việc thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Lý do là các chuỗi giá trị nông sản chưa hình thành, chuỗi liên kết còn chưa chặt chẽ với các nhà phân phối, thị trường tiêu thụ quốc tế, đất sản xuất còn manh mún …

Những khó khăn trên cộng với việc khung pháp lý cho đầu tư vào công nghệ, ưu đãi về công nghệ nói chung và trong nông nghiệp định hướng công nghệ cao chưa hoàn chỉnh; các doanh nghiệp còn nhiều e ngại khi đầu tư vào máy móc, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Ngay cả ngoài khâu sản xuất, liên quan đế kho bãi, logistis và các dịch vụ sau thu hoạch, vẫn còn nhiều rào cản đối với việc công nhận và đưa ra thị trường các sản phẩm công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp.

Các cơ chế, phối hợp giữa các địa phương, cơ chế phát triển vùng, tiểu vùng còn nhiều hạn chế.

PGS.TS Huỳnh Thành Đạt cho rằng, với lợi thế tập trung gần 40% tổng số cán bộ khoa học của cả nước, với rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trong đó có những đại học có thế mạnh về công nghệ, TP HCM rất phù hợp để trở thành trung tâm nghiên cứu, chuyển giao và đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu, phát triển, ứng dụng máy móc, thiết bị và khoa học cho cả vùng ĐBSCL.

Trong đầu bài hình thành các cụm ngành nông nghiệp tập trung, điều này còn đồng nghĩa với việc phân chia lao động trong chuỗi giá trị sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, cũng như đầu tư và phát triển các công nghệ mới.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất