| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nước về chỉ số PAPI

Thứ Tư 03/04/2024 , 10:12 (GMT+7)

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023 của Thái Nguyên đạt 45,7875 điểm, đứng thứ 2 toàn quốc, sau tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Với kết quả này, Thái Nguyên đã từ nhóm 'trung bình cao' vươn lên nhóm 'cao' của cả nước về chỉ số PAPI. Ảnh: Quang Linh.

Với kết quả này, Thái Nguyên đã từ nhóm "trung bình cao" vươn lên nhóm "cao" của cả nước về chỉ số PAPI. Ảnh: Quang Linh.

Theo kết quả khảo sát Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023 vừa được công bố vào ngày 2/4 tại Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên có sự cải thiện vượt bậc về điểm số, đạt 45,7875 điểm (tăng 2,7775 điểm so với năm 2022), đứng thứ 2 toàn quốc, sau tỉnh Thừa Thiên - Huế.  

Trong đó, có 6/8 chỉ số được xếp vào nhóm cao nhất là: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị điện tử.

Đáng chú ý, chỉ số “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở” đạt số điểm cao nhất toàn quốc, với 5,9081 điểm.

Chỉ số PAPI là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Năm 2023, 19.536 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên đã tham gia khảo sát PAPI. 

Chỉ số PAPI lấy ý kiến người dân trên 8 chỉ số nội dung thành phần gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công, quản trị môi trường; quản trị điện tử.

Chỉ số PAPI là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Công ty Phân tích Thời gian thực (RTA) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam.

Chỉ số phản ánh đánh giá của người dân về hiệu quả thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp chính quyền đã được ghi trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đối với những vấn đề gắn với đời sống thường nhật, nhu cầu cũng như kỳ vọng của người dân Việt Nam.

Xem thêm
Gần 400 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm tìm cơ hội mở rộng thị trường

TP.HCM HCMC FOODEX 2025 quy tụ gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, phụ gia, công nghệ chế biến...

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

Hai tập đoàn hàng đầu quốc gia ký hợp tác chiến lược toàn diện

HÀ NỘI Ngày 15/4 tại Hà Nội, Petrovietnam và Vinachem ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, khẳng định vai trò và trách nhiệm của hai tập đoàn nhà nước quan trọng này.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.