| Hotline: 0983.970.780

Sống chung với khô hạn: [Bài 1] Chuyển đổi cây trồng, 'thần tài' gõ cửa

Thứ Hai 28/04/2025 , 07:46 (GMT+7)

Ninh Thuận là vùng đất thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô, do vậy chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là việc không thể không làm.

LTS: Ninh Thuận, vùng đất nắng nóng nhất cả nước, những năm trước đây thường xuyên xảy ra khô hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Mặc dù địa phương đã được nhà nước đầu tư nhiều công trình thủy lợi nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trước tình hình đó, Ninh Thuận đã đề ra nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm nước, đảm bảo sản xuất bền vững.

Lan tỏa phong trào chuyển đổi

Anh Vũ Mạnh Hoàn, thôn Kiền Kiền 1, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc có 8 sào đất trồng lúa (mỗi sào 1.000m2), do ở vùng đất cao nên lúc nào cũng canh cánh nỗi lo thiếu nước tưới, còn những năm khô hạn thì hầu như phải bỏ hoang. Năm 2017, thấy một số hộ chuyển đổi sang trồng măng tây xanh hiệu quả hơn hẳn cây lúa mà sử dụng ít nước nên anh đã chuyển sang trồng 3 sào măng tây xanh. Sau 6 tháng chăm sóc, cây cho thu hoạch. Nhờ hiệu quả vượt trội nên anh đã chuyển đổi toàn bộ 8 sào sang trồng măng tây xanh.

Nhiều hộ dân tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) 'đổi đời' nhờ chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh. Ảnh: Phương Chi.

Nhiều hộ dân tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) "đổi đời" nhờ chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh. Ảnh: Phương Chi.

Đến nay, 8 sào măng tây xanh nhà anh Hoàn giúp cho gia đình có nguồn thu nhập ổn định và hiệu quả gấp hàng chục lần so với trồng lúa, trong khi đó lượng nước tưới giảm được 60-70%, bởi trồng măng tây xanh khoảng 1 tuần mới phải bơm nước tưới một lần.

Anh Hoàn cho biết, mỗi chu kỳ thu hoạch măng tây xanh kéo dài 3 tháng, sau đó tái tạo, chăm sóc khoảng 1 tháng thì lại thu hoạch tiếp. Với 8 sào măng tây xanh, mỗi năm gia đình anh Hoàn thu nhập trên 800 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng.

Gia đình chị Lê Thị Hồng, ở thôn Láng Me, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc trước đây cũng trồng lúa. Những năm khô hạn thì đành bỏ không. Được chính quyền địa phương vận động, cách đây 4 năm chị Hồng đã chuyển đổi 2,5 sào lúa sang trồng ớt.

Theo chị Hồng, ớt dễ chăm sóc, thời gian cho thu hoạch nhanh và đặc biệt là đầu tư ban đầu không lớn, rất phù hợp với những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Việc chuyển đổi sang trồng ớt đã đem lại hiệu quả hơn hẳn trồng lúa, bởi mỗi vụ ớt người dân thu nhập đạt từ 10-12 triệu đồng/sào.

Táo xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ảnh: Phương Chi.

Táo xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Ảnh: Phương Chi.

Tại xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận những năm qua đã chuyển đổi mạnh mẽ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng táo xanh, với diện tích hàng trăm ha. Theo người dân, trồng táo tuy đầu tư ban đầu lớn nhưng thu hoạch hơn chục năm, nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch trong 20 năm. Với năng suất táo khoảng 40-50 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 60 tấn/ha, mỗi năm người dân có thu nhập 500-600 triệu đồng.

Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng táo giúp người dân tiết kiệm được lượng nước tưới rất lớn, phù hợp với những vùng thường xuyên bị thiếu nước mà hiệu quả kinh tế thì cao hơn hẳn. Nếu 1 ha lúa cần trung bình 10.000 m3 nước mỗi vụ, thì khi trồng táo lượng nước giảm ít nhất 50%.

Ngoài hiệu quả kinh tế, môi trường vượt trội thì người dân ở Phước Hậu còn tận dụng phế phụ phẩm như lá táo, quả hư hỏng không bán được làm thức ăn cho dê, cừu nên không phải trồng cỏ hoặc mua rơm về làm thức ăn trong mùa khô.

Hiệu quả kép

Theo ông Trương Khắc Trí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Thuận, do thường xuyên bị thiếu nước tưới trong mùa khô, nên Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó, phải chuyển đổi cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước tưới.

Từ năm 2016, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa và đất kém hiệu quả sang cây trồng cạn ở Ninh Thuận lan tỏa mạnh mẽ. Ảnh: Phương Chi.

Từ năm 2016, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa và đất kém hiệu quả sang cây trồng cạn ở Ninh Thuận lan tỏa mạnh mẽ. Ảnh: Phương Chi.

Hàng năm, ngay từ đầu mỗi vụ sản xuất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Thuận chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh tổ chức rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc điểm mùa vụ, vùng sinh thái và đối tượng cây trồng.

“Ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo nông dân chuyển đổi các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, tập huấn kỹ thuật sản xuất, hướng dẫn phòng trừ dịch hại. Cùng với đó, chính quyền các địa phương còn phổ biến các chính sách hỗ trợ, xây dựng kế hoạch triển khai chuyển đổi cây trồng trên cơ sở bản đồ nông hóa thổ nhưỡng đã được ngành nông nghiệp chuyển giao", ông Trí nói.

Từ năm 2016, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa và đất kém hiệu quả sang cây trồng cạn lan tỏa mạnh mẽ. Chỉ tính từ vụ đông xuân 2021-2022 đến nay, Ninh Thuận đã chuyển đổi được trên 8.300 ha đất trồng lúa kém hiệu quả. Trong đó, chuyển đổi từ đất lúa sang rau, dưa, đậu đỗ các loại đạt khoảng 5.850 ha và gần 2.500 ha cây trồng dài ngày có hiệu quả kinh tế rất cao như: nho, táo, mãng cầu, măng tây, bưởi da xanh…

Ninh Thuận khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng dài ngày có hiệu quả kinh tế rất cao như: nho, táo, mãng cầu, măng tây, bưởi da xanh… Ảnh: PC.

Ninh Thuận khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng dài ngày có hiệu quả kinh tế rất cao như: nho, táo, mãng cầu, măng tây, bưởi da xanh… Ảnh: PC.

Theo ông Trương Khắc Trí, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, mà còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội, môi trường. Những loại cây trồng ngắn ngày thay thế cây lúa, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận tăng từ 1,4-2 lần. Riêng chuyển đổi từ trồng lúa sang sản xuất kiệu, dưa, tùy từng thời điểm có thể cho lợi nhuận gấp gần 3-5 lần. Còn đối với cây dài ngày như nho, táo lợi nhuận tăng gấp 10-12 lần so với trồng lúa. Bên cạnh đó, nông dân còn thu được phụ phẩm để làm thức ăn cho gia súc.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn mang lại hiệu quả về môi trường nhờ tiết kiệm được lượng nước tưới, hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm, tình trạng hoang hóa đất nông nghiệp do bỏ vụ kéo dài. Ngoài ra, bà con còn tiết kiệm được 35-40% lượng nước tưới nhờ áp dụng tưới phun mưa, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Ông Trương Khắc Trí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Thuận cho biết: “Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thấy, ở những địa phương mà cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, cụ thể, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, giám sát thì ở đó đạt kết quả tốt, nông dân có thu nhập tốt hơn”.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 1] Cung chưa đủ cầu

Số lượng bác sĩ thú y tốt nghiệp hàng năm chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế, đang trở thành bài toán nan giải, trong khi ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.