| Hotline: 0983.970.780

Số hóa thông tin ngành tôm

Thứ Bảy 26/03/2022 , 07:41 (GMT+7)

Nhằm giúp người sản xuất nắm bắt nhanh chóng thông tin thị trường và các chính sách liên quan, Diễn đàn tôm Việt ra mắt ứng dụng số vào ngày 25/3.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân dự buổi ra mắt ứng dụng cho diễn đàn tôm Việt.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân dự buổi ra mắt ứng dụng cho diễn đàn tôm Việt.

Được xây dựng trên cả nền tảng iOS và Android, ứng dụng số của Diễn đàn tôm Việt giúp giải quyết một loạt vấn đề như: Không hạn chế số lượng thành viên; Có giao diện chat để thành viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; Có chuyên mục riêng về thị trường tôm hàng ngày, cũng như kho tư liệu video hướng dẫn kỹ thuật ngành tôm, và các chính sách ngành tôm.

Ứng dụng được Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) phối hợp WWF Việt Nam, Công ty TBnet xây dựng và phát triển. Đây là một phần trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á – Graisea 2” do Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Thuỵ Điển cùng Tổ chức OXFAM tài trợ.

Diễn đàn tôm Việt là sáng kiến của ICAFIS, và trở thành sự kiện thường niên từ năm 2016. Diễn đàn là nơi chia sẻ, thảo luận và đưa ra các giải pháp trong phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam liên quan đến khoa học công nghệ, chính sách, mô hình nuôi, thị trường, nông nghiệp hữu cơ và những vấn đề khác của ngành… Mỗi sự kiện thu hút sự tham gia của hàng trăm đại biểu.

Với sự quan tâm ngày càng lớn, diễn đàn theo kiểu truyền thống gặp một số vướng mắc như: số lượng tham gia trên nhóm Zalo không quá 1000 thành viên; Thông tin bị trôi; Không thể sắp xếp thành chuyên mục riêng; Dữ liệu chia sẻ bị hạn chế về dung lượng và chỉ được lưu trong 3 tháng.

Với sự ra mắt của ứng dụng, Tổng cục trưởng Trần Đình Luân đánh giá, người dân sẽ tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng, thông tin thị trường được minh bạch. Đặc biệt, người sử dụng có thể nắm diễn biến thị trường một cách hệ thống qua các năm.

"Mọi biện pháp thông tin chúng ta đang thực hiện đều hướng đến mục tiêu làm sao kết nối được từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, cung cầu hàng hóa được đáp ứng và đáp ứng một cách nhanh và tiện lợi nhất. Ứng dụng công nghệ này giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách về mặt thời gian, không gian và kiến thức", ông Luân nói. 

Tôm là một trong 4 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 50% giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2021. Sản phẩm tôm được xuất khẩu đến 164 quốc gia, tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho khoảng 1,35 triệu lao động. Bình quân tăng trưởng của nghề nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm đạt 6,82%/năm.

Nhờ nhiều hình thức nuôi thâm canh, siêu thâm canh, sản lượng tôm Việt Nam có thể đạt 900.000 tấn mỗi năm. 4 loại tôm hiện được nuôi phổ biến gồm: tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, tôm sú, và tôm hùm. 

  • Tags:
Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nghị quyết 57: Luồng sinh khí mới cho khoa học công nghệ

Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như luồng sinh khí mới, tạo niềm tin và động lực để các viện, trung tâm nghiên cứu chuyển từ 'thích nghi bị động' sang 'chủ động bứt phá'.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.