| Hotline: 0983.970.780

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

Thứ Năm 08/05/2025 , 11:13 (GMT+7)

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2025), Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động thiết thực, hướng tới mục tiêu bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững trên địa bàn.

Nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi trồng thủy sản tại Bắc Ninh. Ảnh: BBN.

Nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi trồng thủy sản tại Bắc Ninh. Ảnh: BBN.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Thủy sản và Kiểm ngư, cùng hướng dẫn của UBND tỉnh Bắc Ninh, Chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường ban hành các văn bản chỉ đạo quan trọng như văn bản số 153/SNN-CNTYTS ngày 22/1/2025 về việc tăng cường bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; Văn bản số 197/SNNMT-CNTYTS ngày 21/3/2025 hướng dẫn tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày truyền thống ngành.

Trên cơ sở đó, nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động và tổ chức thực tế đã được triển khai. Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh nhấn mạnh quy định cấm dùng chất nổ, xung điện, chất độc khai thác thủy sản, góp phần nâng cao nhận thức và lan tỏa ý thức bảo vệ nguồn lợi.

Cụ thể, Chi cục phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tổ chức các xe tuyên truyền lưu động tại 8 huyện, thành phố. Các nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào phổ biến các quy định pháp luật, trong đó đặc biệt nhấn mạnh Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Chi cục cũng nhấn mạnh các chỉ thị của UBND tỉnh Bắc Ninh nghiêm cấm việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Những hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong xã hội.

Lễ thả giống thủy sản tái tạo tại Chùa Giáo Đường, xã Tân Chi, huyện Tiên Du vào ngày 12/4/2025 là một trong những hoạt động tiêu biểu, thể hiện cam kết bảo vệ môi trường và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Tại sự kiện, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với UBND xã Tân Chi và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức thả 40.000 con cá nước ngọt xuống lưu vực sông Đuống. Các loại cá thả gồm cá trắm cỏ, cá chép lai, cá ngạnh và cá nheo Mỹ. Lễ thả giống thu hút đông đảo sự tham gia của đại biểu, tăng ni và phật tử, thể hiện trách nhiệm cộng đồng đối với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Trong đợt này, 40.000 con cá giống được thả bổ sung ra môi trường tự nhiên tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Đuống gồm các giống chày mắt đỏ, chép, trắm cỏ, trôi. Ảnh: BBN.

Trong đợt này, 40.000 con cá giống được thả bổ sung ra môi trường tự nhiên tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Đuống gồm các giống chày mắt đỏ, chép, trắm cỏ, trôi. Ảnh: BBN.

Đánh giá về các hoạt động này, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản cho biết: “Việc triển khai đồng bộ các chương trình từ tuyên truyền đến hành động thực tế đã có tác động tích cực, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong cộng đồng. Đồng thời, các hoạt động này cũng đã thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn và phục hồi thủy sinh trên địa bàn tỉnh”.

Không dừng lại ở những thành quả ban đầu, năm 2025, Bắc Ninh tiếp tục xác định mục tiêu đẩy mạnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Chi cục sẽ tiếp tục tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai sâu rộng các chỉ thị, nghị quyết liên quan, đặc biệt là các chỉ thị cấm sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc trong khai thác thủy sản.

Bên cạnh đó, Bắc Ninh cũng sẽ tăng cường phối hợp với các tổ chức như Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh để triển khai các phong trào vận động người dân tham gia thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là tăng ni, phật tử sẽ được vận động tham gia “Chung tay bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản”, đồng thời hỗ trợ phát hiện và tố giác các hành vi khai thác thủy sản trái phép.

Đặc biệt, Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản Bắc Ninh đến năm 2030 sẽ được xây dựng theo tinh thần Quyết định số 76/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch này đặt ra các mục tiêu dài hạn như phục hồi các loài thủy sản bản địa, bảo vệ hệ sinh thái sông hồ, phát triển nghề khai thác thủy sản bền vững và nâng cao sinh kế cho cộng đồng dân cư ven sông hồ.

Với định hướng rõ ràng và các giải pháp cụ thể, cùng sự chung tay của cộng đồng, Bắc Ninh đang dần tạo dựng nền tảng vững chắc cho công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành thủy sản Việt Nam.

Xem thêm
An toàn sinh học, 'lá chắn' phòng, chống dịch bệnh vật nuôi hiệu quả

KHÁNH HOÀ Không chỉ là 'lá chắn' phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học còn giúp người dân Khánh Hòa phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 3] Hiện thực hóa khát vọng trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc

SƠN LA Từ trong gian khó của 10 năm trước, ít ai nghĩ vùng đất có đến 3/4 diện tích là đồi núi như Sơn La lại trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Vỏ trấu - nguyên liệu dồi dào để sản xuất than sinh học

Mỗi tấn lúa sau khi xay xát sẽ thải ra khoảng 200kg vỏ trấu, nếu được thu gom chế biến sẽ tạo ra được khoảng 40kg than sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.