| Hotline: 0983.970.780

Theo dõi sát, tránh mất trắng đàn cá nước lạnh khi giao mùa

Thứ Sáu 09/05/2025 , 07:54 (GMT+7)

Việc theo dõi và phát hiện những biểu hiện bất thường của cá nước lạnh giúp người nuôi có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại khi cá nhiễm bệnh.

Với người nuôi lâu năm thì cần theo dõi sức khỏe hằng ngày của cá nước lạnh. Ảnh: H.Đ.

Với người nuôi lâu năm thì cần theo dõi sức khỏe hằng ngày của cá nước lạnh. Ảnh: H.Đ.

Cảnh giác dịch bệnh khi giao mùa

Gần đây, trên địa bàn Lào Cai, một số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiếu số mất trắng vốn liếng chỉ sau một đêm, cá nổi đầy mặt ao. Cá chết không thể cứu vãn, chỉ có thể đem đổ bỏ. Còn người sản xuất cũng không thể gượng dậy bởi số vốn bỏ ra quá lớn, lại thất bại ngay vụ nuôi đầu tiên. Tuy nhiên, đây không phải những trường hợp hiếm gặp. Tình trạng trên thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, cá nước lạnh nhiễm dịch bệnh và chết hàng loạt.

Giai đoạn chuyển mùa, thời tiết biến động, nhiệt độ và môi trường nước thay đổi liên tục, ảnh hưởng lớn đến người nuôi trồng thủy sản. Song những hộ nuôi lâu năm đã có những kinh nghiệm ứng phó để giảm rủi ro, thiệt hại về kinh tế. Qua đó, bảo vệ sức khỏe cho đàn cá và nâng cao giá trị khi bán ra thị trường.

Xã Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa, Lào Cai) là một trong những địa phương có nhiều hộ nuôi cá nước lạnh “lành nghề”, nhiều kinh nghiệm.

Ông Lê Anh Thủy ở thôn Can Hồ Mông, xã Ngũ Chỉ Sơn hiện duy trì 10 bể nuôi cá hồi vân và cá tầm. Với kinh nghiệm lâu năm và cũng từng trải qua nhiều thất bại với con cá nước lạnh, ông nắm rõ những đặc tính của con cá và thời tiết ở Ngũ Chỉ Sơn.

Thời điểm này, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn, do đó, cá nước lạnh rất dễ bị nhiễm dịch bệnh, lây từ bể này sang bể khác. Khi không có biện pháp xử lý kịp thời, người nuôi có thể mất trắng. Chính vì vậy, ông và các thành viên trong gia đình thường xuyên kiểm tra, chú ý những biểu hiện bất thường của đàn cá, sớm phát hiện cá bị nhiễm bệnh để cách ly và điều trị kịp thời.

“Một là khi giao mùa nóng lạnh thất thường, hai là mưa, cá rất dễ bị bệnh nấm mang và bệnh trùng quả dưa. Cả hai loại này nếu theo dõi sát sao thì cũng có những dấu hiệu để người nuôi nhận biết. Cá bị bệnh thường bơi vào dòng nước chảy và tụ lại một chỗ, khác lạ với ngày thường”, ông Lê Anh Thủy chia sẻ.

Tuy nhiên, không chỉ những đàn cá trưởng thành mới có nguy cơ nhiễm bệnh mà ngay cả những đàn cá giống nếu không được kiểm tra kỹ. Khi đó, người nuôi không kịp trở tay và đành mất trắng đàn cá.

Ngoài ra, cá nước lạnh ưa thời tiết mát, nguồn nước phải dồi dào, sạch và đủ ôxy. Chỉ cần một vài yếu tố bất lợi nhỏ liên quan đến nhiệt độ, chất lượng nguồn nước, người nuôi cá nước lạnh có thể mất trắng sản lượng.

Lấy mẫu để phân tích, phát hiện dịch bệnh trên cá giống. Ảnh: H.Đ.

Lấy mẫu để phân tích, phát hiện dịch bệnh trên cá giống. Ảnh: H.Đ.

Thu thập mẫu bệnh phẩm để có phác đồ điều trị

Cho đến nay, việc sản xuất cá nước lạnh tại Ngũ Chỉ Sơn nói riêng cũng như ở các địa phương trong tỉnh Lào Cai đã trở thành một nghề có thu nhập cao. Qua đó, tạo việc làm, thu nhập cho người nông dân và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Tại một số cơ sở nuôi quy mô lớn còn có cán bộ kỹ thuật hàng tuần lấy mẫu, thực hiện soi chiếu kỹ càng để phát hiện các bệnh liên quan đến vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm làm giảm phẩm cấp của cá, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Sau khi phát hiện bệnh, các cơ sở sẽ áp dụng quy trình xử lý trong đó gồm xử lý môi trường ao nuôi bằng các chế phẩm sinh học, cách ly cá để chữa trị.

Theo kỹ sư nông nghiệp Đào Xuân Trường, nghề nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai đang ngày càng giữ vị trí quan trọng và có đóng góp quan trọng trong sự phát triển chung của ngành thủy sản trên địa bàn. Chính vì vậy, việc xác định bệnh và có phác đồ điều trị cho đàn cá hết sức quan trọng với người nuôi.

Do đó, có những đơn vị chuyên biệt phối hợp cùng người nuôi từ đầu mùa vụ sẽ đi tìm, thu tất cả các cái mẫu bệnh và gửi về mẫu về viện thủy sản. Sau đó, các mẫu sẽ được phân tích và làm kháng sinh đồ để có phác đồ điều trị tốt nhất, tránh lãng phí, lạm dụng thuốc chữa.

Theo thống kê, năm 2024, tổng giá trị sản xuất cá nước lạnh của Lào Cai đạt hơn 300 tỷ đồng. Để bảo vệ đàn vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm, Hội cá nước lạnh Lào Cai đã thực hiện việc liên kết giữa các nhà khoa học với các nông hộ, để giúp bà con nâng cao kiến thức, nhất là việc phòng và chữa bệnh cá nước lạnh.

Ông Trần Chung Hưng, Phó Chủ tịch Hội cá nước lạnh Lào Cai, cho hay, "thời gian tới, chúng tôi tiếp tục kết hợp với một số giáo sư đầu ngành, đưa những bệnh phẩm về những phòng thí nghiệm uy tín ở Hà Nội để kiểm tra kỹ càng và từ đó có phương án điều trị theo mùa".

Tuy nhiên, người nuôi cũng cần tuân thủ một trong những nguyên tắc hàng đầu, đó là lựa chọn con giống, theo dõi, chăm sóc cá khỏe mạnh và đặc biệt là việc quản lý tốt môi trường nước... 

Xem thêm
Công nghệ nâng tầm gà Tiên Yên

QUẢNG NINH Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi gà Tiên Yên đã mang lại những kết quả tích cực, nâng cao giá trị sản phẩm và đời sống người dân.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Công nghệ gen - đòn bẩy mới cho chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

TP.HCM Nghị quyết 57-NQ/TW là cơ hội lịch sử để Việt Nam rút ngắn khoảng cách với thế giới về công nghệ gen, biến lợi thế tài nguyên di truyền thành lợi thế thương mại.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.