| Hotline: 0983.970.780

Cảng cá Trần Đề quản chặt nguồn gốc thủy sản xuất khẩu

Thứ Hai 05/05/2025 , 13:00 (GMT+7)

Sóc Trăng Quý I/2025, Cảng cá Trần Đề đã xác nhận nguồn gốc thủy sản cho 26 hồ sơ của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, với tổng sản lượng 725 tấn.

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại các cảng cá được đặt lên hàng đầu.

Cảng cá Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng là một trong những cảng cá trọng điểm khu vực ĐBSCL, đã có nhiều bước tiến đáng ghi nhận trong quý I/2025.

100% số tàu cá đều thực hiện đầy đủ việc kiểm soát ra vào cảng, khai báo sản lượng, nộp nhật ký khai thác. Ảnh: Kim Anh.

100% số tàu cá đều thực hiện đầy đủ việc kiểm soát ra vào cảng, khai báo sản lượng, nộp nhật ký khai thác. Ảnh: Kim Anh.

Theo Ban Quản lý Cảng cá Trần Đề, 3 tháng đầu năm, cảng đã đón tổng cộng 4.869 lượt tàu thuyền cập, lưu cảng, đạt 105% kế hoạch, trong đó, có 346 tàu khai thác lên cá tại cảng. Đáng chú ý, 100% số tàu đều thực hiện đầy đủ việc kiểm soát ra vào cảng, khai báo sản lượng, nộp nhật ký khai thác, thể hiện ý thức tuân thủ quy định của ngư dân đang dần được nâng cao.

Đây là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt, liên tục của ngành chuyên môn tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt là việc triển khai Công văn số 14/BCĐUBND-SNN ngày 2/5/2024 của Ban Chỉ đạo Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chống khai thác IUU, chuẩn bị tốt nhất cho đợt làm việc với Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 5.

Đồng thời, Cảng cá Trần Đề cũng nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT. Các hoạt động bao gồm: giám sát sản lượng thủy sản, phát mẫu nhật ký khai thác, hướng dẫn và thu thập nhật ký khai thác, nhật ký chuyển tải; đồng thời khai báo sản lượng lên Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) một cách kịp thời, minh bạch.

Điểm sáng trong quý I/2025 là công tác xác nhận nguồn gốc thủy sản cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tại cảng. Đã có 26 hồ sơ được xác nhận, với tổng sản lượng 725 tấn, đạt 20% kế hoạch năm. Hoạt động này không chỉ giúp các doanh nghiệp trong tỉnh thuận lợi xuất khẩu thủy sản sang các thị trường khó tính như EU, mà còn góp phần nâng cao giá trị gia tăng.

Trong quý II/2025, Cảng cá Trần Đề tăng cường phối hợp với Tổ IUU kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng và xác nhận nguồn gốc thủy sản cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Ảnh: Kim Anh.

Trong quý II/2025, Cảng cá Trần Đề tăng cường phối hợp với Tổ IUU kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng và xác nhận nguồn gốc thủy sản cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Ảnh: Kim Anh.

Với vai trò là trung tâm hậu cần nghề cá quan trọng của tỉnh Sóc Trăng, Cảng cá Trần Đề được Nhà nước đầu tư về hạ tầng để phục vụ hoạt động đánh bắt xa bờ, tận dụng hiệu quả tiềm năng khai thác dọc theo 72 km bờ biển Sóc Trăng và ngư trường Đông Nam Bộ.

Thời gian tới, Ban Quản lý Cảng cá tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động để phục vụ tốt cho tàu thuyền của ngư dân. Đồng thời, đơn vị kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào phần diện tích đất của cảng giai đoạn 2 và cảng cá Mỏ Ó, để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hậu cần nghề cá.

Nhất là phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để tăng cường kiểm tra tàu ra vào cảng về hoạt động chống khai thác IUU, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định IUU. Đây là một trong những yếu tố then chốt để Việt Nam sớm gỡ bỏ “thẻ vàng”, mở rộng cánh cửa xuất khẩu thủy sản bền vững sang thị trường quốc tế.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất