| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội rà soát hiện trạng rừng theo quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Thứ Sáu 09/05/2025 , 16:53 (GMT+7)

Thực hiện Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ khẩn trương rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1839/UBND-NNMT về việc triển khai thực hiện Quyết định số 575/QĐ-BNNMT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường về kế hoạch thực hiện Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, thực hiện Quyết định số 575/QĐ-BNNMT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì thực hiện công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp; phối hợp với các sở, ngành, địa phương có rừng quản lý chặt chẽ đất lâm nghiệp, bảo đảm phục vụ quy hoạch; tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch ban hành kèm Quyết định số 575/QĐ-BNNMT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đồng thời, đôn đốc các địa phương có rừng khẩn trương rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp theo Kế hoạch của UBND thành phố về việc thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, Sở đề xuất điều chỉnh 3 loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện. Các địa phương rà soát quỹ đất rừng để tích hợp trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Ngoài ra, UBND thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND các huyện, thị xã có rừng rà soát quy hoạch của thành phố, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.

Cùng với đó, Sở Tài chính căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn.

Ở các địa phương, UBND các huyện, thị xã có rừng tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp, sử dụng đất đúng mục đích, rà soát, xác định cụ thể diện tích, ranh giới các loại rừng; cập nhật vào quy hoạch cấp huyện, bảo đảm phù hợp quy hoạch Thủ đô và quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ

ĐỒNG THÁP Biến phế phẩm xoài thành phân hữu cơ không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mở ra mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị cho nông nghiệp Đồng Tháp.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Bình luận mới nhất