| Hotline: 0983.970.780

Cần hỗ trợ những doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khoa học công nghệ

Chủ Nhật 04/05/2025 , 08:24 (GMT+7)

Nuôi tôm công nghệ cao là giải pháp tất yếu để nâng cao năng suất, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh và hướng tới phát triển xanh, bền vững với môi trường.

Năng suất thấp, giá thành cao, vẫn lạm dụng kháng sinh

Ngành tôm Việt Nam năm 2024 đã ghi nhận những tín hiệu tích cực về tốc độ tăng trưởng, tổng sản lượng đạt 1,264 triệu tấn, tăng 5,3% so với năm 2023. Con tôm Việt Nam đã mang về cho đất nước hơn 4 tỷ USD. Kết quả này cho thấy, ngành tôm đang dần hồi phục sau giai đoạn khó khăn.

Việt Nam đang là quốc gia sở hữu diện tích nuôi tôm lớn nhất trong ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới: Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất nuôi tôm trung bình mỗi ha đất nuôi tại Việt Nam chỉ đạt 1,72 tấn/ha, thấp hơn rất nhiều so với Ấn Độ (5,64 tấn/ha) và Ecuador (5,91 tấn/ha), chỉ bằng khoảng 1/4 so với hai "đối thủ".

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng (bên phải) thăm và trò chuyện với ông Mai Văn Hoàng, Tổng Giám đốc Tập đoàn GrowMax tại Khu phức hợp ngành tôm công nghệ cao của GrowMax ở Bạc Liêu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng (bên phải) thăm và trò chuyện với ông Mai Văn Hoàng, Tổng Giám đốc Tập đoàn GrowMax tại Khu phức hợp ngành tôm công nghệ cao của GrowMax ở Bạc Liêu.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do diện tích ao nuôi theo hình thức quảng canh và thả lang vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khiến hiệu quả sản xuất không cao.

Ngoài ra, việc nâng cao năng suất còn gặp khó khăn do nhiều khu vực đã được cấp đất cho doanh nghiệp từ lâu nhưng lại không được đầu tư bài bản. Hậu quả là sau 1-2 vụ nuôi bất thành do dịch bệnh, nhiều ao nuôi bị bỏ hoang, gây lãng phí nguồn tài nguyên quý giá. Trong khi đó, những doanh nghiệp đầu tư bài bản và đủ năng lực lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận quỹ đất.

Tiếp theo là vấn đề đầu tư nuôi tôm không theo hướng công nghệ xanh, sạch, an toàn mà vẫn lạm dụng hóa chất, kháng sinh. Điều này dẫn đến năng suất có thể tốt trong 1-2 vụ đầu, nhưng các vụ tiếp theo lại thất bại nặng nề, khiến nhiều khu vực bị bỏ hoang.

Bên cạnh năng suất thấp, còn một vấn đề khác mà ngành tôm nước ta cần phải đặc biệt quan tâm, đó là giá thành nuôi tôm của Việt Nam đang ở mức cao hơn nhiều so với Ecuador và Ấn Độ.

Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc nhiều công ty cung cấp thức ăn, thuốc và vật tư ngành tôm không có các trang trại thí điểm để nghiên cứu, ứng dụng thực tế. Thay vì tập trung vào giải pháp tối ưu hóa sản xuất, họ lại khuyến khích người nuôi đầu tư ồ ạt vào công nghệ hiện đại mà chưa thực sự hiểu rõ giá trị cốt lõi của công nghệ đó.

Kết quả là hàng ngàn hộ nuôi tôm chỉ dừng lại ở việc mua sắm trang thiết bị, vật tư theo định hướng từ nhà sản xuất, trong khi dịch bệnh trên tôm vẫn bùng phát tràn lan. Khi đó, người nuôi tiếp tục chi tiêu lớn để mua các loại thuốc và biện pháp điều trị, khiến giá thành ngày càng đội lên, giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

Tất yếu phải là công nghệ cao

Trước những thách thức trên, việc áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm đang trở thành xu hướng tất yếu để tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh của ngành tôm nước ta. Các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín, nuôi tôm tuần hoàn (RAS), biofloc và ao nuôi công nghệ cao đang ngày càng được nhân rộng. Hay như GrowMax có riêng “Mô hình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học GrowMax”…

Tuy nhiên, để làm được điều này, rất cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp.

Cụ thể, Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống hạ tầng cấp thoát nước cho các vùng nuôi tôm trọng điểm, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho ngành tôm phát triển bền vững. Tuy nhiên, quá trình này cần có sự tham gia, đóng góp ý kiến và giải pháp từ các doanh nghiệp nuôi tôm chuyên nghiệp trong nước. Sự phối hợp này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của ngành mà còn đảm bảo tuyệt đối an ninh quốc gia, tránh những rủi ro về quản lý và khai thác tài nguyên chiến lược.

Khu phức hợp ngành tôm công nghệ cao của Tập đoàn GrowMax tại huyện Đông Hải, Bạc Liêu. Ảnh: Hồng Thắm.

Khu phức hợp ngành tôm công nghệ cao của Tập đoàn GrowMax tại huyện Đông Hải, Bạc Liêu. Ảnh: Hồng Thắm.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong ngành tôm. Điều này không chỉ tạo động lực cho doanh nghiệp đổi mới, mà còn giúp tìm ra các phương pháp, quy trình và sản phẩm chức năng xanh, sạch, thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn sinh học. Qua đó, ngành tôm có thể phát triển mạnh mẽ, bền vững, hạn chế tối đa dịch bệnh, nâng cao năng suất; đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Khi Bộ NN-PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường còn hoạt động độc lập, ngành tôm Việt Nam gặp không ít khó khăn do chồng chéo trong cơ chế quản lý và thiếu sự phối hợp đồng bộ. Điều này dẫn đến những hạn chế trong việc quy hoạch, phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Việc sáp nhập hai bộ thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường là một quyết định chiến lược và kịp thời của Đảng và Nhà nước. Đây không chỉ là bước đi giúp tinh giản bộ máy quản lý, mà còn tạo điều kiện để xây dựng những chính sách đồng nhất, hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng.

Với sự thống nhất trong quản lý, hy vọng rằng ngành tôm sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện hơn, đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, giúp tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Chúng ta có thể nhìn vào bài học từ những quốc gia từng có sản lượng tôm vượt trội so với Việt Nam cách đây 10-15 năm, như Thái Lan hay Trung Quốc. Hiện tại, sản lượng tôm nuôi hằng năm của họ đã giảm sút rất mạnh. Câu hỏi đặt ra là: Họ còn bao nhiêu diện tích nuôi thực sự hiệu quả? Và liệu họ có thể duy trì sản lượng tôm cỡ lớn như Việt Nam hiện nay? Đây là bài học quan trọng để Việt Nam định hướng phát triển ngành tôm theo hướng bền vững, tránh đi vào vết xe đổ của các quốc gia đi trước.

(Tổng Giám đốc Tập đoàn GrowMax)

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Cháu bé 3 tuổi tử vong do bệnh dại

GIA LAI Bị chó hoang cắn, tuy nhiên gia đình không đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng vacxin khiến cháu bé 3 tuổi tử vong ngay sau đó.

Bình Liêu 'khát nước' giữa mùa gieo cấy

Huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đang trải qua đợt khô hạn nghiêm trọng. Những mảnh ruộng khô nứt, những dòng suối cạn trơ đáy khiến người dân lo lắng.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.