| Hotline: 0983.970.780

Long An có gần 64 nghìn ha lúa ứng dụng công nghệ cao

Thứ Tư 07/05/2025 , 07:22 (GMT+7)

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang là trọng tâm trong mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Long An.

Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Long An được xây dựng cho 4 loại cây trồng gồm lúa, thanh long, chanh, rau và vùng chăn nuôi bò thịt, nuôi tôm nước lợ.

Trong đó, đến nay vùng lúa có 63.988ha ứng dụng công nghệ cao, vùng rau có 2.148ha, vùng thanh long 5.849ha và vùng chanh 4.114ha.

Với vùng chăn nuôi bò thịt, tính từ năm 2022 đến nay, đã xây dựng 5 mô hình điểm, các mô hình được hỗ trợ tổng số 62 con bò cái sinh sản, đào tạo 16 dẫn tinh viên.

Riêng vùng tôm, diện tích ứng dụng công nghệ cao của mô hình điểm là 98,8ha. Đồng thời người dân đã nhân rộng mô hình với diện tích khoảng 1.172ha/2.146 hộ. Ngoài ra, tỉnh Long An còn có 6 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Người dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Thanh Bạch.

Người dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Thanh Bạch.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Long An, những năm qua, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh đạt nhiều kết quả khả quan.

Cụ thể, giá trị sản xuất không ngừng gia tăng, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng hoàn thiện. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp được đa dạng hóa, hình thành các vùng nông nghiệp sản xuất tập trung.

Các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn và thích ứng biến đổi khí hậu được triển khai, thực hiện rộng khắp...

Xem thêm
Nuôi tằm làm thực phẩm, thu nhập gấp 10 lần lúa

THÁI BÌNH Nghe nhiều người trong ngành nói về cái nôi của nghề nuôi tằm làm thực phẩm ở xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình tôi rất tò mò.

Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Khởi động dự án thúc đẩy giải pháp sinh học trong bảo vệ thực vật

Việc áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên kiểm soát sinh vật gây hại là tiền đề quan trọng xây dựng nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Khi nhà nghiên cứu được quyền 'thử sai'

Nghị quyết 57-NQ/TW kỳ vọng mở ra cơ hội cho Viện Lúa ĐBSCL hiện thực hóa các nghiên cứu phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã ấp ủ nhiều năm.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.