| Hotline: 0983.970.780

Phát triển giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Sáu 09/06/2017 , 14:05 (GMT+7)

Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Cục Trồng trọt, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS), cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ) đã tổ chức hội thảo “Xây dựng mạng lưới đối tác nghiên cứu, phát triển lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

Chương trình "Quản lý tổng hợp vùng ven biển" (ICMP) do GIZ hỗ trợ và hợp tác với Viện Lúa ĐBSCL thực hiện khảo sát đánh giá các giống lúa tại 5 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau Kiên Giang và An Giang nhằm xây dựng và phát triển bộ giống chịu hạn, mặn.

18-20-05_nd_thm_gi_binh_chon_giong_lu_o_vien_lu_dbscl_-_nh_hd
Nông dân tham gia bình chọn giống lúa ở Viện Lúa ĐBSCL

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất xây dựng mạng lưới đối tác cấp vùng nghiên cứu, phát triển lúa thích ứng với BĐKH; mục tiêu, nguyên tắc của mạng lưới; quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia; phương pháp vận hành và tổ chức mạng lưới...

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, diễn biến của BĐKH được nhận định là xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn dự báo, nếu không nhanh chóng có các giải pháp thích ứng thì hàng triệu nông dân trồng lúa ĐBSCL sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói. Vì vậy, việc hình thành một mạng lưới cùng nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn giống lúa chịu mặn có các đặc tính ưu việt về năng suất, chất lượng để có những lựa chọn nhanh hơn, bền vững hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng là rất thiết thực.

TS Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực, cây thực phẩm cho hay, đa số các giống lúa sử dụng phổ biến trong vùng ĐBSCL chịu mặn đến mức 3 - 4‰, chưa đáp ứng được nhu cầu SX. Một số giống lúa chịu mặn ở mức cao hơn 4‰ đang trong giai đoạn nghiên cứu và thiếu các đánh giá trên thực địa về tính phù hợp với các điều kiện mặn và hạn rất đa dạng của từng địa phương.

Bên cạnh đó các giống lúa chịu mặn cũng đòi hỏi có chất lượng khá để có thể thương mại hóa trên thị trường. Một số giống bản địa có thời gian canh tác trong các khu vực ngập mặn lâu đời có khả năng chịu mặn khá, chất lượng gạo tốt, song đã bị lẫn, thoái hóa, cho năng suất thấp, chỉ có thể sử dụng làm nguồn gen phục vụ chọn tạo giống hay phục tráng. Một số giống do nông dân tự chọn có khả năng chịu mặn khá. Tuy nhiên họ hạn chế về tài chính để có thể công nhận giống...

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Ban Quản lý chương trình ICMP cho hay, một trong những nội dung và mục tiêu chính của chương trình ICMP (2007 - 2018) là hỗ trợ, xây dựng mạng lưới các cơ quan và tổ chức nghiên cứu về các giống lúa chịu hạn, mặn.

Theo đó ICMP cùng VAAS, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) và Sở NN-PTNT các tỉnh ở ĐBSCL phối hợp triển khai chương trình nhằm phát triển bộ giống lúa chịu hạn, mặn tốt để chuyển giao cho nông dân và cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương. Bên cạnh đó, ICMP còn đưa vào ứng dụng các phương thức SX, canh tác khoa học nhằm góp phần ổn định sinh kế cho người dân vùng ven biển, tiến thới phát triển mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng BĐKH.

Đại diện 11 cơ quan gồm Cục Trồng trọt, VAAS, ICMP, IRRI, Viện Lúa ĐBSCL, ĐH Cần Thơ và 5 Sở NN-PTNT đã tham gia ký kết bản ghi nhớ hợp tác mạng lưới đối tác nghiên cứu, phát triển lúa thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.