| Hotline: 0983.970.780

Ốc bươu vàng: Thiệt hại và cách phòng trị

Thứ Ba 05/10/2010 , 10:52 (GMT+7)

Ốc bươu vàng là dịch hại ngoại lai, nguồn gốc từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1985.

Ốc bươu vàng (OBV) là dịch hại ngoại lai, nguồn gốc từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1985.

Đến nay, OBV đã lan tràn và gây hại trên các vùng trồng lúa cả nước. OBV chỉ sống trong nước ngọt, ruộng chua, phèn, độ pH < 4 hay độ mặn > 0,6% ốc không sống được. OBV gây hại bằng cách cắn đứt mạ từ khi sạ đến khoảng 20 ngày sau. Ruộng sạ hại nặng hơn ruộng cấy. OBV có tính đực, cái phân biệt, tỷ lệ đực/cái khoảng 3/7. Vòng đời (đẻ – bắt cặp – đẻ lại) khoảng 3 tháng, tuy nhiên ốc có thể sống tới 3 năm.

 Trứng được đẻ trên cao, có màu hồng tươi, sắp nở có màu hồng nhạt, 1 ổ có khoảng 150 – 300 trứng, tỷ lệ nở 90 – 95%. Trung bình 1 OBV cái có thể đẻ 500 – 1.000 trứng/tháng. OBV sống và gây hại chủ yếu trong nước, tuy nhiên ốc cũng có thể sống trên cạn, trong điều kiện khô hạn ốc vùi mình xuống đất từ 5 – 30 cm, khi ruộng có nước, ốc trồi lên cắn phá trở lại. OBV có thể gây hại suốt ngày đêm, tuy nhiên thường gây hại chủ yếu vào chiều – tối. Thiên địch của OBV là kiến, chim, chuột, vịt, rắn, cá… và con người.

Để trừ ốc hiệu quả lâu dài, cần thiết phải áp dụng biện pháp tổng hợp và phải làm sớm từ đầu vụ, làm liên tục, rộng khắp. Các biện pháp bao gồm:

Đặt lưới mắt cáo bằng kim loại, bằng lưới nylon hay bằng tre nứa ở cống, bộng dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan đồng thời dễ thu gom. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ.

Bắt ốc bằng tay: nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc sạ đến 2, 3 tuần sau. Ốc thu gom dùng để ăn hay bán cho các trại nuôi vịt, nuôi cá bè, nuôi tôm, hay làm phân bón.

Vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, ốc gom xuống rãnh dễ thu gom.

Cắm cọc rải rác trên ruộng để ốc lên đẻ rồi thu gom trứng bằng tay.

Thả vịt ăn ốc: sau thu hoạch thả vịt ăn ốc để hạn chế mật số ốc lứa sau.

Ở nhiều nơi nông dân có kinh nghiệm không đưa nước vào ruộng sớm, chỉ giữ ruộng đủ ẩm, để hạn chế OBV di chuyển và gây hại. Giai đoạn chuẩn bị làm đất nếu cày bừa kỹ, cày sâu thì có thể diệt được OBV nằm vùi dưới ruộng. Ở nhiều nơi sau khi thu hoạch, bà con cày lật ngay để hạn chế OBV lứa sau.

Cho nước vào ruộng sớm (trước khi sạ) để nhử ốc trồi lên, sau đó cày diệt ốc.

Dùng cây xương rồng, cành lá đu đủ, lá thầu dầu, lá mướp, xơ mít, thân lá khoai mì… chặt thả xuống nước, nhựa cây dẫn dụ ốc làm ốc say, nổi lên mặt nước giúp thu nhặt ốc dễ dàng hơn.

Vôi: Dùng vôi tuy tốn công nhưng rất hiệu quả trừ OBV, ngoài ra còn giúp cải tạo đất, liều dùng: 500-1.000 kg/ha. Có thể xử lý vôi kết hợp với bón lót lân vào giai đoạn chuẩn bị ruộng.

Về thuốc trừ ốc, hiện nay trên thị trường có rất nhiều hoạt chất trừ ốc khác nhau, nhưng tựu chung gồm các hoạt chất Metaldehyde, Niclosamide, Metaldehyde + Niclosamide và các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật như Saponin, Rotenone, Azadirachtin, Cafein…

 Các hoạt chất này được phối chế dưới nhiều nồng độ và dạng thành phẩm khác nhau, tác động chủ yếu đến hệ hô hấp, tiêu hoá hoặc cả hai khiến ốc không thở, không ăn được hay khô nhớt mà chết. Một trong những loại thuốc trừ ốc phổ biến trên thị trường hiện nay là thuốc DIOTO 250EC (dạng nhũ dầu) và DIOTO 830WDG (dạng cốm), thuốc có cùng lúc hai tác động đến hệ hô hấp và tiêu hoá của ốc nên hiệu quả diệt ốc nhanh, mạnh, diệt cả ốc to, nhỏ kể cả trứng, thuốc ít độc cho cá. Khi sử dụng bà con cần theo đúng hướng dẫn trên nhãn.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất