Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 12/5/2025 14:5 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nuôi trâu, bò nhốt chuồng hiệu quả tăng hẳn

Thứ Ba 12/12/2023 , 08:02 (GMT+7)

Bằng việc duy trì nuôi nhốt chuồng thường xuyên 4 - 5 con trâu bò, bà con chăn nuôi ở huyện Võ Nhai có nguồn thu nhập 30 - 50 triệu đồng mỗi năm.

Gia đình bà Hoàng Thị Công chuyển sang nuôi trâu vỗ béo theo hình thức nhốt chuồng thay vì chăn thả như trước đây. Ảnh: Phạm Hiếu.

Gia đình bà Hoàng Thị Công chuyển sang nuôi trâu vỗ béo theo hình thức nhốt chuồng thay vì chăn thả như trước đây. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trên địa bàn huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, trâu, bò được người dân nuôi nhiều nhưng chủ yếu thả rông, chưa chú trọng làm chuồng trại, trồng cỏ làm thức ăn. Tập quán chăn nuôi này khiến gia súc còi cọc, dễ mắc các loại bệnh và bị chết rét vào mùa đông.

Tuy nhiên, đó là câu chuyện của nhiều năm về trước. Hiện nay, người dân đã thay đổi tư duy, nhiều hộ chú trọng đầu tư xây dựng chuồng trại, trồng cỏ để nuôi vỗ béo, nuôi sinh sản trâu, bò.

Với việc chuyển đổi từ chăn theo phương thức truyền thống sang hướng sản xuất hàng hóa, người dân huyện vùng cao Võ Nhai đã có thu nhập ổn định hơn.

Điển hình như gia đình bà Hoàng Thị Công (xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai), năm 2020, gia đình bà được vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi trâu.

Từ đó đến nay, trong chuồng nhà bà Công luôn có 4 - 6 con trâu. Với việc nuôi trâu theo hướng vỗ béo, mỗi năm, gia đình bà có thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng.

“Điều quan trọng nhất trong việc nuôi trâu vỗ béo là nguồn thức ăn phải dồi dào. Do vậy, để chủ động, gia đình tôi đã chuyển đổi 3 sào trồng các loại cây hiệu quả kém sang trồng cỏ voi. Ngoài ra, tôi còn cho trâu ăn thêm ngô, khoai, sắn... Nếu vỗ béo đúng kỹ thuật trọng lượng trâu có thể tăng 10 - 15kg/tháng và sau 4 - 5 tháng có thể xuất chuồng”, và Hoàng Thị Công chia sẻ.

Chuyển đổi từ chăn nuôi trâu, bò theo phương thức truyền thống sang hướng sản xuất hàng hóa, người dân đã có thu nhập ổn định hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chuyển đổi từ chăn nuôi trâu, bò theo phương thức truyền thống sang hướng sản xuất hàng hóa, người dân đã có thu nhập ổn định hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Còn tại Mỏ Chì, mặc dù là xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, nhưng đây cũng là xóm có tổng đàn trâu, bò lớn nhất xã với hơn 300 con.

Theo ông Lý Văn Lùng, một người dân địa phương, xóm Mỏ Chì có diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn chế. Vì thế trong những năm qua, ngoài việc mượn ruộng để trồng cấy, bà con cũng mạnh dạn đầu tư chăn nuôi trâu, bò theo hướng hàng hóa.

“Hầu hết các hộ trong xóm đều nuôi trâu, bò. Nhà ít thì một vài con, nhà nhiều có cả chục con. Như nhà tôi hiện nuôi 5 con bò sinh sản”, ông Lùng nói.

Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Võ Nhai, hàng năm, đàn trâu, bò tại địa phương đều có sự gia tăng về số lượng. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò của huyện là 8.900 con, trong đó có 4.800 con trâu và 4.100 con bò.

Chăn nuôi gia súc là một trong những nguồn thu nhập chính của bà con. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chăn nuôi gia súc là một trong những nguồn thu nhập chính của bà con. Ảnh: Phạm Hiếu.

Xác định chăn nuôi gia súc là một trong những nguồn thu nhập chính của bà con vùng cao nên các xã, thị trấn và ngành chức năng của huyện đã tích cực hỗ trợ người dân.

Theo bà Lương Thị Mỹ Chải, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung, chính quyền xã đã tạo điều kiện để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi.

“Xã cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tận dụng những diện tích đất bỏ hoang và chuyển đổi diện tích đất canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Nhờ đó, tổng đàn trâu, bò của xã đến nay đạt gần 1.000 con, diện tích trồng cỏ khoảng 25ha”, bà Chải thông tin.

Cùng với đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Võ Nhai đã thường xuyên phối hợp tuyên truyền, vận động bà con thay đổi tư duy trong chăn nuôi gia súc.

“Trung tâm cũng hướng dẫn bà con cách xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho đàn gia súc. Công tác kiểm soát dịch bệnh được triển khai thường xuyên…”, bà Nông Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Võ Nhai, chia sẻ.

Chăn nuôi trâu, bò theo hướng hàng hóa không chỉ giúp nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân mà còn đóng góp không nhỏ vào công cuộc giảm nghèo của huyện Võ Nhai. Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, đến nay số hộ nghèo trên địa bàn huyện còn hơn 2.200 hộ, giảm hơn 600 hộ so với năm 2022.

Xem thêm
Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Vải không hạt bén rễ xứ Thanh

THANH HÓA Sau 6 năm trồng, giống vải không hạt đã bén rễ vùng đất Ngọc Lặc (Thanh Hóa), khả năng cho năng suất cao trong vụ thu hoạch tới.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

Đặt mục tiêu nuôi trồng, khai thác 9.200 tấn thủy sản vùng hồ Thác Bà

YÊN BÁI Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu nuôi trồng và khai thác hơn 9.200 tấn thủy sản trên vùng hồ Thác Bà trong năm 2025

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.