| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm trái phép trong vườn nhà và những hệ lụy

Thứ Tư 06/11/2019 , 13:39 (GMT+7)

Chuyện đào ao nuôi tôm trong vườn nhà ở xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ, Bình Định) xảy ra đã lâu, ngành chức năng đã lên tiếng cảnh báo.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Tiếng máy sục khí vang khắp làng

Điều bất thường ở các vùng nông thôn trên địa bàn xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ, Bình Định) là hầu hết các khu vườn đều có ao nuôi tôm nằm chen với cây cối, hoa màu. Rõ ràng đây không phải là vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, thế nhưng khắp các làng mạc, thôn xóm, đi đến đâu cũng nghe tiếng máy sục khí rền vang.

10-33-19_1
Ao nuôi tôm nối nhau chiếm hết đất vườn của nhiều hộ dân ở xã Mỹ Thành. Ảnh: Đăng Lâm.

Hỏi ra thì biết, trước đây xã Mỹ Thành có quy hoạch vùng nuôi tôm khoảng 70ha ở vùng ven đầm hạ triều. Nhận thấy nghề nuôi tôm ăn nên làm ra, những người không có ao tôm trong vùng quy hoạch, bèn đào đất trong vườn nhà làm ao nuôi tôm cho “bằng bạn bằng bè”. Vậy là diện tích nuôi tôm tăng nóng từng năm, vượt xa diện tích đã quy hoạch, tập trung ở 3 thôn Hưng Lạc, Vĩnh Lợi và Hưng Tân.

Theo người dân xã Mỹ Thành, hoạt động nuôi tôm tự phát ở đây phát triển mạnh đã 10 năm nay. Chính quyền địa phương cũng đã có động thái ngăn chặn, nhưng thiếu kiên quyết. Người này làm được, người kia làm theo, cứ thế các vùng nông thôn ở xã Mỹ Thành mất dần những vườn cây xanh ngát, thay vào đó là những ao nuôi tôm với máy sục khí chạy cả ngày lẫn đêm tiếng vang inh ỏi khắp trời.

Theo ông Hồ Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành, ao nuôi tôm không chỉ xuất hiện trong vườn nhà, mà còn trên những thửa đất trồng hoa màu. Tình trạng này bắt đầu manh nha từ năm 2011, thời điểm nghề nuôi tôm đang ăn nên làm ra, đến năm 2014 thì bùng phát mạnh.

“Nuôi tôm trong vườn nhà và trên đất nông nghiệp không chỉ sai phạm mục đích sử dụng đất, mà còn làm phát sinh ô nhiễm môi trường. Bởi, đa phần ao nuôi tôm ở đây không có bể lắng, ao chứa để xử lý nước thải, nên nước thải đều xả thẳng ra đầm Đề Gi hoặc ngoài môi trường”, ông Vinh thẳng thắn.

10-33-19_2
Ao nuôi tôm nằm sát cạnh nhà ở của người dân. Ảnh: Đăng Lâm.

Theo thống kê của chính quyền địa phương, toàn xã Mỹ Thành hiện có khoảng 40ha ao, hồ nuôi tôm tự phát. Chính quyền xã Mỹ Thành dù biết, nhưng để ngăn chặn, xử lý thì gặp rất nhiều khó khăn. Bởi, các hộ vi phạm chủ yếu đào ao vào ban đêm, đến khi chính quyền địa phương phát hiện thì người dân đã làm xong ao, hồ. 

Ô nhiễm bủa vây

Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy những ao tôm tự phát đào trong vườn nhà và trên đất nông nghiệp như hiện nay là hoàn toàn không phù hợp, vì nằm về phía cao triều, khó lấy nước mặn, cũng không có đường thoát cho nước thải.

Làm phép tính đơn giản, mỗi năm người nuôi tôm ở đây có 3 vụ nuôi. Cứ xong 1 vụ nuôi là phải làm vệ sinh ao hồ 1 lần. Trong khi người nuôi tôm tự phát không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hầu hết đặt ống xả thẳng xuống đầm, xuống biển thậm chí xả ra quanh vườn nhà. Sự thể này đã khiến môi trường xung quanh ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.

Khi nguồn nước mặn được dùng để nuôi tôm đã bị ô nhiễm thì tôm chẳng thể nào sống nổi. Chính vì vậy, những năm gần đây người nuôi tôm tự phát ở xã Mỹ Thành thua nhiều hơn được. Có nhiều chủ nuôi thua liền 2 – 3 vụ/năm. Một khi trong vùng có 1 ao tôm dính bệnh, chết, thì lập tức tôm trong nhiều ao khác bị lây lan chết theo. Bởi lẽ rất đơn giản, tôm chết nằm dưới đáy ao, chủ hộ nuôi lặn xuống đặt ống xả tôm chết ra biển. Rồi nước từ biển được dẫn về ao để nuôi tôm lứa tôm khác. Với quy trình ấy mà người nuôi tôm ở Mỹ Thành không thất bại mới lạ.

10-33-19_3
Ống dẫn nước thải từ những ao nuôi tôm xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Đăng Lâm.

Luật Thủy sản có hiệu lực ngày 1/1/2019 đã mở ra cho chính quyền xã Mỹ Thành hướng xử lý những trường hợp nuôi tôm tự phát trên địa bàn. Bởi theo quy định, những hộ nuôi tôm phải đăng ký và được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép thì mới được thả nuôi.

“Căn cứ vào quy định của Luật Thủy sản, hiện nay địa phương đang rà soát, yêu cầu bà con đăng ký theo quy định và chỉ cho đăng ký diện tích đã nuôi trong vùng được quy hoạch. Các trường hợp nuôi trái phép sẽ xem xét, xử lý trong thời gian tới”, ông Hồ Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành, kiên quyết.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.