| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ngựa chờ khách du lịch

Thứ Tư 10/05/2023 , 10:11 (GMT+7)

Tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), mô hình chăn nuôi ngựa hướng đến phục vụ khách du lịch trong tương lai đang được anh Trình và anh Mộc mạnh dạn đầu tư.

Đàn ngựa của anh Trình, anh Mộc hiện đang phát triển tốt, khỏe mạnh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đàn ngựa của anh Trình, anh Mộc hiện đang phát triển tốt, khỏe mạnh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Chăn nuôi ngựa ở Bình Liêu không phải nghề mới. Từ xa xưa, các con đường ở Bình Liêu đều gồ ghề, trong khi các nông dân đều có nhu cầu chở các sản phẩm nông lâm của mình, xe máy khó đi và không vận chuyển được nhiều, chỉ chở bằng xe ngựa là thuận tiện nhất.

Thế nhưng ngày nay, từ chương trình xây dựng nông thôn mới, các con đường liên thôn, liên xã ở huyện Bình Liêu đã được bê tông hóa, hình thức vận chuyển hàng hóa bằng ngựa dần không còn. Ấy vậy mà ở khu Khe Và, thị trấn Bình Liêu (huyện Bình Liêu) có 2 anh em Chu Văn Trình và Chu Văn Mộc mạnh dạn đầu tư nuôi 26 con ngựa.

Mô hình chăn nuôi ngựa của 2 anh em người dân tộc Tày nằm trên một vùng đồng cỏ mênh mông ước tính rộng hàng trăm ha. Được biết, đây là nơi chăn thả gia súc của nhiều nông dân các xã, thị trấn của huyện Bình Liêu như bò, trâu, dê và nay là ngựa. Theo anh Trình, ngựa được chăn thả theo hướng bán hoang dã, sáng tự đi tìm kiếm thức ăn, buổi chiều ngựa thường tự về chuồng, rất ít khi người nuôi phải đi lùa về.

Từ khi còn nhỏ, cậu bé Chu Văn Trình đã quen với việc chăn nuôi ngựa để chở quả hồi và nhiều loại hàng hóa khác. Mấy năm trước, anh Trình đã cất công lên tận tỉnh Bắc Giang để mua 20 ngựa giống và đầu tư 2 chuồng hết gần 800 triệu đồng. Hai anh em Trình, Mộc được địa phương hỗ trợ 360 triệu đồng từ nguồn xây dựng nông thôn mới để phát triển đàn ngựa.

Trong quá trình chăn nuôi, ngựa tỏ ra rất hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của Bình Liêu nên chúng lớn rất nhanh. Khi mới mua, ngựa con nặng chừng 20kg, thế nhưng chỉ thời gian khoảng 2 tháng ngựa đã nặng từ 60 đến 70kg/con. Chúng ăn suốt ngày, thức ăn chính của ngựa là lúa, các loại cỏ (trừ cỏ ống). Tuy cũng là loài móng guốc như trâu, bò, nhưng ngựa rất ít bị lở mồm long móng hay các dịch bệnh khác.

Đàn ngựa của anh Trình, anh Mộc vốn hiếu động, chúng tung bờ giơ hai chân trước lên như thể đang nhảy múa. Ngựa có nhiều màu lông khác nhau, vậy là các anh đặt tên cho chúng theo màu lông từng con. Anh Trình cất tiếng gọi, những con ngựa chạy về, rồi anh giao tiếp, vuốt ve chúng như với những đứa trẻ.

Ngựa là giống nhanh nhẹn và thiện chiến, khi người lạ đến gần, thường chúng quay ngoắt và tung chân đá hậu rất mạnh. Vậy là, anh Trình mỗi khi có việc xuống thị trấn, cứ an tâm để đàn ngựa trên đồi. Đã có lần kẻ gian mon men rình mò đàn ngựa của anh rồi bị ngựa đá, may mắn chạy thoát được. Anh Trình cho biết, ngựa có thể thuần được nên những con hiền để khách cưỡi, con dữ phục vụ khi đua ngựa. 

Trong tương lai, đàn ngựa của hai anh em Trình, Mộc sẽ trở thành mô hình du lịch mới của Bình Liêu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Trong tương lai, đàn ngựa của hai anh em Trình, Mộc sẽ trở thành mô hình du lịch mới của Bình Liêu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông Ngô Tiến Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Vô Ngại (huyện Bình Liêu) rất tâm đắc với mô hình nuôi ngựa của anh Trình, anh Mộc. Ông Chung cho biết, đã đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xem và nghiên cứu mô hình du lịch từ ngựa. Ở đó họ có xiếc ngựa, đua ngựa, dịch vụ cho du khách cưỡi ngựa, đi xe ngựa đã tạo cảm hứng, thu hút đông đảo du khách. Vì vậy, việc phát triển chăn nuôi ngựa phục vụ du lịch ở Bình Liêu sẽ là hướng đi mới, hứa hẹn sẽ hấp dẫn khách du lịch trên cả nước.

Đó là chuyện của tương lai, còn hiện tại, anh em Chu Văn Trình và Chu Văn Mộc vẫn vui với đàn ngựa. "Chúng tôi muốn nhân đàn ngựa lên hàng trăm con, để khi nhìn thấy đàn ngựa tung bơm phi trên những đồng cỏ rộng lớn của khu Khe Và, chắc chắn khách du lịch sẽ rất thích và sẽ ngày càng thu hút thêm nhiều du khách đến với Bình Liêu", anh Trình bộc bạch.

Cùng với việc tạo ra những sản phẩm du lịch mới, huyện Bình Liêu đã và đang đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ lưu trú, từng bước đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của du khách. Sự đa dạng về loại hình lưu trú từ khách sạn hiện đại đến homestay mang phong cách, dấu ấn văn hóa bản địa đã góp phần quan trọng tăng khả năng cạnh tranh và sức hấp dẫn của du lịch Bình Liêu.

Xem thêm
Phát hiện 33 con bò mắc bệnh lở mồm long móng

QUẢNG NGÃI Phát hiện 33 con bò của 17 hộ dân có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát, không để dịch lan rộng.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất