| Hotline: 0983.970.780

Những 'bước chân thầm lặng' bảo tồn động vật quý hiếm

Thứ Ba 27/05/2025 , 08:57 (GMT+7)

SƠN LA Giữa màu xanh đại ngàn của rừng Mường La, những bước chân vẫn ngày đêm rong ruổi trên các cung đường mòn hiểm trở để tìm kiếm sự bình yên.

Nằm vắt ngang sườn đông nam dãy Hoàng Liên Sơn, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La được ví như kho báu của Sơn La, vùng đất ẩn giấu nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với diện tích hơn 17.000 ha, toàn khu được chia thành ba dạng địa hình: núi cao, núi trung bình và núi thấp, mỗi khu vực đều có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên một hệ sinh thái vô cùng đa dạng.

Những cơn mưa xuất hiện thường trực nơi đây, khiến con đường lên khu bảo tồn trở nên trơn dốc, anh Kháng A Trống, người Mông, quản lý bảo vệ rừng của khu bảo tồn mặc chiếc màu xanh đẫm, ướt lấm thấm mưa. Anh đang chuẩn bị đồ cho chuyến đi tuần rừng.

A Kháng A Trống (giữa) chỉ dẫn các đồng đội hành trình đi tuần rừng. Ảnh: Đức Bình.

A Kháng A Trống (giữa) chỉ dẫn các đồng đội hành trình đi tuần rừng. Ảnh: Đức Bình.

Anh kể, hôm nay đoàn chỉ đi một ngày, nên phải cầm sổ sách và điện thoại theo để báo cáo. Đoàn tuần tra có ba người cứ lầm lũi tiến vào rừng, trong cơn mưa tí tách đầu hè. Nhiệm vụ của anh em là kiểm tra những diễn biến bất thường quanh khu vực đỉnh Sam Síp, xem chỗ nào có bẫy động vật không, hay người dân thu hái trái phép tài nguyên. Công việc đơn giản chỉ có thế, nhưng lại tốn cả một ngày đường. Thường công tác tuần tra bảo vệ rừng, tổ chức 10 ngày/tháng, chia khoảng 3-4 đợt. Ngoài ra sẽ có thêm những buổi tuần tra trong ngày, hoặc khi có thông báo về những mối nguy đang trực chờ, phải vào kiểm tra gấp.

“Đường đi tuần tra nhiều khi phải men theo những vách đá dựng đứng, trơn trượt. Dù mưa bé, anh em vẫn phải bám vào cây, vào đá mới có thể di chuyển được”, anh Trống chia sẻ.

Cơn mưa khiến cung đường di chuyển trơn trượt và rất dễ sạt lở. Ảnh: Đức Bình.

Cơn mưa khiến cung đường di chuyển trơn trượt và rất dễ sạt lở. Ảnh: Đức Bình.

Chả thế mà lương tháng có hơn 4 triệu đồng, nhiều người đồng đội mới gặp vài năm lại thấy họ nghỉ. Nhưng ai đến đây, làm công việc này, đều cảm nhận tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực trong từng cá nhân, nhiều cán bộ ngày ngày di chuyển hơn 10 cây số đường đèo đến chỗ làm, mà không một lời kêu ca, than vãn.

Chẳng phải hiểm nguy từ địa hình hay khí hậu là thách thức lớn nhất của họ, mà đó là sự xâm phạm của những kẻ săn bắt trộm động vật quý hiếm, hay những chiếc bẫy thú rải rác trong rừng.

Nơi đây là mái nhà “thu nhỏ” của gần 300 loài động vật, 25 loài thú thuộc danh lục đỏ IUCN 2020, 20 loài trong Sách đỏ Việt Nam 2007. Trong đó khoảng 40 cá thể vượn đen tuyền luôn được đặt trong “sự ưu tiên” hàng đầu bởi chúng thuộc loài cực kỳ nguy cấp.

A Trống tự tay thả cá thể khỉ về rừng. Ảnh: Đức Bình.

A Trống tự tay thả cá thể khỉ về rừng. Ảnh: Đức Bình.

Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, hiện loài vượn này còn khoảng hơn 120 cá thể đang lưu trú tại Việt Nam. Đây là loài linh trưởng nhút nhát, luôn né tránh con người. Để bảo vệ chúng, các quản lý bảo vệ rừng viên nơi đây đã áp dụng nhiều biện pháp, chủ yếu là tuần tra, lắng nghe tiếng kêu trong rừng, cập nhật báo cáo số liệu đều hàng tháng về hành trình di chuyển. Có sự tham gia của tổ chức nước ngoài như FFI, họ sẽ hỗ trợ thêm kỹ thuật đặt bẫy ảnh để theo dõi hành trình lưu trú của loài, nhưng việc này diễn ra không thường xuyên chỉ theo các đợt hỗ trợ hàng năm.

Cuộc chiến không ngừng với lâm tặc và bẫy thú

Thường cứ một cuộc tuần tra, nhóm lại phát hiện hơn 20 chiếc bẫy đặt sâu trong rừng. Toàn là những bẫy nhỏ, mối nguy tiềm tăng cho bất kỳ loài vật “ghé thăm”. “Những chiếc bẫy thường được đặt ở những lối mòn động vật đi qua, chủ yếu là bấy tự chế, nhưng con mồi nào trúng coi như xong” anh Trống kể thêm.

Đoàn tuần tra của khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. Ảnh: Đức Bình.

Đoàn tuần tra của khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. Ảnh: Đức Bình.

Nhưng sự tồn tại của loài vượn đen tuyền chỉ là một lát cắt nhỏ trong bức tranh đa dạng sinh học của Mường La. Những cánh rừng nhiệt đới với các kiểu thảm thực vật khác nhau trải dài từ độ cao dưới 700m đến hơn 2.400m, nơi rừng lá rộng, rừng tre nứa, rừng thông cùng nhau đan xen, tạo nên một hệ sinh thái phong phú.

Với các loài thực vật, nơi đây thừa hưởng 79 loài thực vât quý hiếm chiếm 7,78% tổng số loài thực vật phân bố, trong đó: theo danh lục đỏ thế giới IUCN (2020) có 21 loài chiếm tỷ lệ 26,58%. Con số đó minh chứng cho “thảm thực vật” vô giá mà nơi đây đang sở hữu, nhưng cũng bớt lo hơn khi người dân thường ít thu hái, mà chỉ thu một số loại rau rừng.

Khi thấy người lạ đi trong rừng, thường đoàn sẽ kiểm tra tư trang cá nhân của người đó. “Gặp họ, chúng tôi nói chuyện nhẹ nhàng, kiểm tra tư trang họ mang vào rừng, nếu có dấu hiệu vi phạm, sẽ chủ động nhắc nhở trước và yêu cầu rời khỏi rừng. Nếu mức độ nghiêm trọng, chúng tôi sẽ lập biên bản ngay lập tức để có hình thức xử lý”, anh Trống nói thêm.

Đôi khi, chẳng có những cuộc trò chuyện “nhẹ nhàng” ấy, mà nhiều kẻ xấu sẵn sàng đấu đầu, chạy trốn, năm 2024 vừa qua, chúng cố tình rải đinh làm cản trở cung đường di chuyển của đoàn dẫn đến một đồng chí bị thương, phải quay về cấp cứu, may mắn không ảnh hưởng đến tính mạng.

Gian nan nhưng không đơn độc

Trong cuộc chiến bảo vệ rừng, những người kiểm lâm ở đây không đơn độc. Ông Lê Tuấn Anh, giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La khẳng định. Những chuyến tuần tra thời xưa, chủ yếu tự mang bản độ, sổ sách xong ghi chép lại, về đến nơi mới báo cáo được. Nhưng giờ điện thoại gần như thay thế tất cả, các quản lý bảo vệ rừng viên được học hỏi ứng dụng SMART, công cụ giúp ghi nhận tọa độ, và hỗ trợ lưu trữ, truyền tải hình ảnh gửi về trực tiếp ban quản lý.

Ông Lê Tuấn Anh, giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. Ảnh: Đức Bình.

Ông Lê Tuấn Anh, giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. Ảnh: Đức Bình.

Ban cũng trang bị thiết bị máy quay flycam, ghi nhận những hình ảnh ở trên cao, theo sát từng bước di chuyển của lực lượng quản lý bảo vệ rừng. Sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế FFI (Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế, tập trung vào việc bảo vệ các loài và hệ sinh thái bị đe dọa) kèm theo những thiết bị hiện đại như bẫy ảnh, hay hỗ trợ ứng dụng các phần mềm cảnh báo như SMART,.. cũng phần nào giúp các cán bộ cải thiện kinh nghiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Ông Tuấn Anh kể thêm, đoàn công tác của FFI, đã trực tiếp đến rừng để kiểm đếm những loài động vật quý hiếm. Hành trình kéo dài ròng rã 2 tháng trời, để thực hiện điều tra, truy vết. Họ chỉ rất nhiều phương pháp, trong đó kỹ thuật lắng nghe tiếng hót để nắm được cá thể và số lượng động vật, thể hiện sự tỉ mỉ và kinh nghiệm trong việc phát hiện và bảo tồn.

Cá thể culi nhỏ được bàn giao trực tiếp cho khu bảo tồn. Ảnh: Đức Bình.

Cá thể culi nhỏ được bàn giao trực tiếp cho khu bảo tồn. Ảnh: Đức Bình.

“Đến năm 2025, tổ chức FFI hiện vẫn chưa có kế hoạch gắn bó tiếp tục với Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, điều này khiến chúng tôi đang phải tự lực bằng chính những gì mình có để tiếp tục duy trì công tác bảo tồn”, vị lãnh đạo khu bảo tồn bộc bạch.

Nhưng với những người quản lý bảo vệ rừng viên nơi đây, đó chưa bao giờ là thử thách. Từng khoảnh rừng, từng tấc đất đã trở nên thân thuộc dưới những bước chân bền bỉ, lặng lẽ suốt hàng chục năm trời. “Giữ rừng như giữ của”, không để bất kỳ bàn tay nào làm tổn hại đến những gì thiên nhiên ban tặng, đó là tinh thần đã được thổi hồn vào từng con người nhỏ bé nơi đây.

Xem thêm
Tăng hiệu suất sử dụng đất nhờ mô hình trại lợn nhiều tầng

Dù mức đầu tư cao hơn 1,5 - 1,8 lần bình thường, mô hình trại lợn nhiều tầng cho thấy hiệu quả vượt trội khi giúp tăng hiệu suất sử dụng đất từ 4–10 lần.

Hàng tấn lợn chết, bốc mùi hôi thối đang tuồn đi tiêu thụ

Hàng tấn lợn chết, bốc mùi hôi thối, đang được tuồn đi tiêu thụ thì bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Chuyển lúa sang sả, nông dân cười hỉ hả

Nhờ cây sả, nông dân ở huyện Tân Phú Đông có thu nhập cao gấp 3 lần so với trồng lúa, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Nhà khoa học U90 và giấc mơ xanh hóa nông nghiệp bằng bèo hoa dâu

Sau 3 tháng điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, viêm cơ, mới tập tễnh đi lại được bà đã rủ tôi sang Học viện Nông nghiệp Việt Nam để thăm bèo hoa dâu.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Chàng trai đưa sản phẩm gia dụng làm từ tre ra thế giới

THANH HÓA Các sản phẩm làm bằng tre của HTX Tre Thăng Thọ đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Rùa Philippines vượt đại dương về Côn Đảo đẻ trứng

Bà Rịa - Vũng Tàu Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết, một cá thể rùa xanh có dấu từ Philippines vừa vượt hàng nghìn cây số để đẻ 84 quả trứng tại Hòn Bảy Cạnh.