| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang dự kiến giảm sản lượng thủy sản 40.000 tấn

Thứ Hai 08/01/2024 , 21:15 (GMT+7)

Năm 2024, Kiên Giang có kế hoạch giảm khoảng 40.000 tấn sản lượng thủy sản, chủ yếu là giảm sản lượng khai thác.

Tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển dư địa nuôi biển, để bù đắp sản lượng khai thác sụt giảm, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi từ lồng nuôi truyền thống bằng cây, gỗ sang lồng nuôi hiện đại bằng chất liệu HDPE. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển dư địa nuôi biển, để bù đắp sản lượng khai thác sụt giảm, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi từ lồng nuôi truyền thống bằng cây, gỗ sang lồng nuôi hiện đại bằng chất liệu HDPE. Ảnh: Trung Chánh.

Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết, năm 2024 tỉnh có kế hoạch về sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 800.000 tấn, giảm 40.000 tấn so kế hoạch năm 2023. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản 435.000 tấn (giảm 45.000 tấn so với kế hoạch năm trước), sản lượng nuôi trồng thủy sản các loại đạt 365.000 tấn. Riêng sản lượng tôm nuôi đạt 130.000 tấn, tăng khoảng 9.000 tấn so với kết quả thu hoạch năm 2023.

Kiên Giang là tỉnh có đội tàu khai thác lớn nhất cả nước, với 8.212 tàu đang đăng ký hoạt động, riêng đội tàu đánh bắt xa bờ là 3.634 tàu. Thời gian qua, do cường lực khai thác vượt khả năng tái tạo, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Để bù đắp sản lượng khai thác sụt giảm, tỉnh đã hỗ trợ ngư dân chuyển đổi từ nghề khai thác sang nuôi trồng, nhất là nuôi biển công nghệ cao.

Hiện toàn tỉnh có 3.837 lồng nuôi cá trên biển, nhiều ngư dân đã đầu tư chuyển từ lồng nuôi truyền thống bằng cây, gỗ sang lồng nuôi hiện đại bằng chất liệu HDPE.

Kiên Giang tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa, để bù đắp sản lượng thủy sản khai thác sụt giảm. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa, để bù đắp sản lượng thủy sản khai thác sụt giảm. Ảnh: Trung Chánh.

Năm 2023, tổng diện tích lượt nuôi thủy sản của tỉnh đạt 292.150 ha, trong đó riêng tôm nuôi nước lợ là 136.240 ha, sản lượng 121.000 tấn. Để tăng diện tích thả nuôi thủy sản, ngành nông nghiệp Kiên Giang tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình tôm - lúa, tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành.

Xem thêm
Hỗ trợ người dân chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô trang trại

ĐỒNG THÁP Đó là một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đề ra đến cuối năm 2025.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất