| Hotline: 0983.970.780

Không để ‘phạt cho tồn tại’ trang trại chăn nuôi trái phép

Thứ Hai 18/12/2023 , 13:42 (GMT+7)

KHÁNH HÒA Tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo không để xảy ra tình trạng ‘phạt cho tồn tại’ trang trại lợn khi không đáp ứng đầy đủ về đầu tư, đất đai, xây dựng, lâm nghiệp, môi trường…

Trang trại chăn nuôi lợn của ông Lê Văn Dũng. Ảnh: KS.

Trang trại chăn nuôi lợn của ông Lê Văn Dũng. Ảnh: KS.

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản yêu cầu các sở, ngành nghiên cứu xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đối với trang trại chăn nuôi lợn của ông Lê Văn Dũng, tại xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh nghiên cứu hồ sơ đề nghị xử phạt vi phạm hành chính về thực hiện bảo vệ môi trường do UBND thị xã Ninh Hòa trình Chủ tịch UBND tỉnh tại tờ trình số 4832 ngày 28/11 vừa qua.

Sở dĩ, UBND tỉnh có yêu cầu trên nhằm có ý kiến cụ thể về các nội dung về hành vi vi phạm, biện pháp khắc phục hậu quả đảm bảo đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan, không để xảy ra tình trạng “phạt cho tồn tại” khi không đáp ứng đầy đủ các quy định về pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, lâm nghiệp, môi trường...

Về vấn đề này, tỉnh Khánh Hòa giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh trước ngày 25/12 tới.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trang trại lợn của ông Lê Văn Dũng, trú ở TP Nha Trang đi vào hoạt động vào tháng 12/2022. Từ khi đi vào hoạt động, người dân nhiều lần phản ánh tình trạng ô nhiễm, bốc mùi hôi thối.

Trang trại có diện tích hơn 7.394 m2, gồm 6 dãy chuồng nuôi, trong đó có 1 dãy ghép. Điều đáng nói trang trại này chưa có giấy phép môi trường và đang xây dựng trái phép trên đất rừng được quy hoạch trồng rừng sản xuất của địa phương.

Cụ thể, tại văn bản 3860 của phòng Tài Nguyên và Môi trường gửi UBND thị xã Ninh Hòa vào ngày 28/11 vừa qua nêu rõ: Tại thời điểm kiểm tra, trại chăn nuôi của ông Lê Văn Dũng đang hoạt động mà chưa có giấy phép môi trường theo quy định. Ông Lê Văn Dũng đã vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 45 ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.

Trang trại chăn nuôi lợn của ông Dũng xây trên đất rừng sản xuất. Ảnh: KS.

Trang trại chăn nuôi lợn của ông Dũng xây trên đất rừng sản xuất. Ảnh: KS.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Lê Văn Dũng thừa nhận hành vi vi phạm của mình và bản thân chưa nghiên cứu đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Vì vậy, ngày 27/11, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp UBND xã Ninh Thượng, Trạm chăn nuôi và Thú y Ninh Hòa tiếp hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo môi trường đối với ông Lê Văn Dũng về hành vi chăn nuôi heo tại trại lợn thuộc thôn Đồng Xuân, xã Ninh Thượng và thôn Tân Phong, xã Ninh Thân, với số lượng 3.000 con, trong đó 400 con nái, 11 con đực, 2.589 con sữa, tương đương với 248 đơn vị vật nuôi mà không có giấy phép môi trường của UBND tỉnh Khánh Hòa cấp phép theo quy định.

Căn cứ kết quả kiểm tra của phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa, UBND thị xã Ninh Hòa có tờ trình gửi UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị xử phạt hành chính đối với ông Lê Văn Dũng về lĩnh vực môi trường là 160 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải trong 5 tháng. Cùng với đó, buộc ông Dũng chấm dứt hành vi vi phạm trên, di dời cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch phân vùng môi trường.

Đối với hành vi sử dụng đất rừng vào mục đích khác không được các cơ quan nhà nước cho phép, UBND thị xã Ninh Hòa đã ra quyết định xử phạt ông Lê Văn Dũng gần 21 triệu đồng và buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Về công tác bảo vệ môi trường tại trại chăn nuôi lợn của ông Lê Văn Dũng: Nước thải từ trại chăn nuôi được xả ra 3 ao chứa bằng đất nằm phía Đông Nam của trại nuôi, các ao chứa có diện tích  từ 850m2 – 1.000 m2, không có vật liệu chống thấm. Theo ý kiến của ông Lê Văn Dũng: Nước thải từ hoạt động chăn nuôi heo được xả trực tiếp ra các ao chứa, không qua hệ thống xử lý nước thải; nước thải chỉ được lắng cơ học tại các ao chứa sau đó được tuần hoàn, tận dụng lại để cho heo uống; phân heo được thu gom và vận chuyển đi nơi khác, không xả phân.

Xem thêm
Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất