| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ nông dân giảm nghèo đi lên giàu có

Thứ Hai 30/10/2023 , 08:00 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Nhờ biết cách vận động và sử dụng hợp lý từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nhiều nông dân ở huyện Quảng Trạch đã vươn lên giảm nghèo bền vững.

Tính đến nay, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (Quỹ HTND) Hội Nông dân (HND) huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình quản lý đạt hơn 1 tỷ đồng. Nguồn vốn cấp xã cũng đạt gần 2 tỷ đồng. Huyện Quảng Trạch đã trích ngân sách cấp bổ sung cho nguồn quỹ số tiền 150 triệu đồng…

Theo ông Đặng Xuân Thọ, Chủ tịch HND huyện Quảng Trạch, để việc khai thác, sử dụng nguồn vốn của Quỹ HTND thực sự có hiệu quả, các cấp hội thường xuyên củng cố, kiện toàn ban vận động, ban điều hành và xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm.

1

Phát triển chăn nuôi từ nguồn vốn vay giúp người dân có thu nhập ổn định. Ảnh: L. An

“Chúng tôi đưa tiêu chí phát triển nguồn quỹ vào việc đánh giá, bình xét thi đua. Đồng thời, các cấp hội phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng, quỹ tín dụng xét cho hội viên vay vốn, đôn đốc thu nợ gốc, thu lãi bảo đảm chỉ tiêu kế hoạch. Qua đó, tạo điều kiện cho các hội viên nghèo, gặp khó khăn vươn lên giảm nghèo”- ông Thọ nói.

Cũng theo ông Đặng Xuân Thọ, hoạt động của Quỹ HTND trên địa bàn ngày càng hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác vận động nên nguồn vốn của quỹ tăng trưởng mạnh theo từng năm.

Từ nguồn vốn quỹ, HND huyện Quảng Trạch đã xem xét cho vay nhiều mô hình, dự án với hàng trăm hội viên tham gia để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập ổn định.

Đến nay, trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã triển khai 36 dự án với 143 hộ vay vốn từ nguồn Quỹ HTND Trung ương và địa phương,với số tiền gần 7 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng trăm hộ nông dân khác cũng được vay vốn từ nguồn quỹ cấp xã.

Các mô hình, dự án được đầu tư đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cho xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, là các điển hình để nông dân học tập và làm theo.

Với lợi thế là một xã miền núi, có nhiều đồng cỏ, bà con nông dân xã Quảng Châu (huyện Quảng Trạch), đã phát triển chăn nuôi bò để nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, những năm trước, chất lượng đàn bò ở Quảng Châu còn thấp, bò địa phương (bà con thường gọi là bò cóc, bò kiến) còn chiếm tỷ lệ khá lớn.

Để khắc phục tình trạng này, Quỹ HTND các cấp đã cho nhiều hộ nông dân ở xã Quảng Châu vay vốn để cải tạo đàn bò giống địa phương kiến và phát triển đàn bò lai.

Với số vốn đầu tư 300 triệu đồng từ nguồn quỹ cho 10 hộ vay đã phát huy hiệu quả. Nhờ nguồn vốn vay từ quỹ, bà con nông dân trên địa bàn xã đã đầu tư nhân rộng mô hình nuôi bò lai, nhờ đó tỷ lệ bò lai ở xã không ngừng tăng lên.

Từ vốn vay, cải tại đàn bò nên kinh tế gia đình ông Ông Đàm Văn Quý (một hộ nuôi bò lai giỏi ở xã Quảng Châu), ngày càng phát triển. Ông Quý cho biết, trước đây, gia đình nuôi bò, nhưng là giống bò kiến, tầm vóc nhỏ, nuôi thành thục bán cũng chỉ được 8-10 triệu đồng/con.

“Bây giờ thì khác rồi, với những con bò lai khi trưởng thành, giá bán từ 20-30 triệu đồng/con, lãi gấp 2-3 lần so với nuôi bò kiến. Vì vậy, gia đình đã vươn lên vượt qua cái nghèo để ổn định”, ông Qúy cho hay.

     

Sản lượng đánh bắt tăng cao nhờ mua sắm ngư lưới cụ, cho nhiều ngư dân giảm nghèo vươn lên. Ảnh: L. An

Sản lượng đánh bắt tăng cao nhờ mua sắm ngư lưới cụ, cho nhiều ngư dân giảm nghèo vươn lên. Ảnh: L. An

Không chỉ ở xã Quảng Châu, hàng trăm nông dân ở các xã trên địa bàn huyện cũng nhờ nguồn vốn vay từ Quỹ HTND mà phát triển đàn bò lai lên đến hàng chục con. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân trước đây là hộ cận nghèo nay đã thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

Từ miền núi đến miền biển, Quỹ HTND  đã như bà đỡ cho các hộ nghèo vươn lên. Điển hình có mô hình mua sắm ngư lưới cụ ở xã Cảnh Dương, với số vốn đầu tư 500 triệu đồng từ nguồn quỹ Trung ương cho 10 hộ vay để vươn khơi bám biển, phát triển ngư nghiệp.

Tại xã Quảng Hưng, nguồn quỹ cũng đã hỗ trợ 500 triệu đồng, cho cho 10 hộ vay phát triển chăn nuôi tổng hợp.

Theo đánh giá, các mô hình đã dần ổn định, sản xuất có hiệu quả, thu hồi được đồng vốn vay và tích lũy thêm để mở rộng. phát triển sản xuất.

“Mỗi năm, các mô hình đều cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Bà con ổn định và phát triển vươn lên khá giả”, ông Đặng Xuân Thọ cho biết thêm.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất