Bà Nguyễn Thị Tươi ở thôn Tó, xã Phương Hưng, huyện Gia Lộc, cho biết: “Vụ lúa xuân nhà tôi cấy giống lúa B6 đạt 270kg/sào (360m2), trong khi những vụ trước cao lắm chỉ đạt khoảng 250kg/sào. Đây là giống lúa chất lượng, bán được những 6.300 đ/kg, phấn khởi lắm".
Hơn hẳn ruộng nhà bà Tươi, năng suất lúa của bà Nguyễn Thị Hằng ở thôn Chuối, xã Lê Lợi- Gia Lộc cấy giống lúa Q5 đạt tới 320kg/sào. Đạt được năng suất cao như vậy, bà Tươi, bà Hằng cũng như một số bà con ở đây đều cho biết, đó là thực hiện bón phân theo đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
Những loại phân bón mà bà con sử dụng là phân bón NPK 18-13-8+TE và NPK 17-4-23+TE hiệu Con Ó của Xí nghiệp phân bón Cửu Long (Vĩnh Long). Được biết, theo tính toán của cán bộ nông nghiệp ở Gia Lộc, nếu sử dụng phân bón NPK 18-13-8+TE và NPK 17-4-23+TE hiệu Con Ó đúng quy trình năng suất sẽ tăng bình quân 17,05% so với bón phân khác theo cách thông thường của bà con. Bây giờ thì bà con nông dân huyện Gia Lộc đã quen với việc sử dụng phân bón Con Ó. Khi giá cả mọi thứ đều tăng cao thì ai cũng cầu mong cho vụ này tiếp tục trúng mùa, được giá.
Chúng tôi về Nam Định. Vụ xuân năm nay là vụ sản xuất khắc nghiệt do rét đậm, rét hại kéo dài và nhiệt độ xuống thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Có lẽ vì vậy mà bà con vẫn còn tiếc nuối, nói: Do thời tiết rét đậm kéo dài nên nhiều giống mạ tốt bị chết phải tận dụng những giống không đảm bảo chất lượng đã ảnh hưởng đến năng suất. Bà Vũ Thị Sợi ở HTX NN Nam Phúc, xã Nam Thái, huyện Nam Trực bộc bạch: Vụ lúa vừa thời vụ bị trễ cả tháng tôi cứ tưởng mất ăn. Nhà tôi cấy một mẫu lúa giống D.ưu 527 và Bắc thơm số 7, kết quả ruộng D.ưu 527 đạt 270kg/sào, còn Bắc thơm số 7 đạt 220 kg/sào. Thật bất ngờ.
Ông Phạm Xuân Thành ở xóm 19 xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu cho biết: Vụ vừa rồi nhà ông cấy 4 sào D.ưu 527 và Bắc thơm số 7. Đây là vụ lúa nhiều lo lắng nhất về thời tiết nhưng rất mừng là năng suất lúa lại đạt khá cao: Giống D.ưu 527 đạt tới 83 tạ/ha, còn Bắc thơm số 7 đạt 69 tạ/ha. Ông Thành bật mí: Thắng lợi này là nhờ ông mạnh dạn làm theo hướng dẫn bón phân hiệu Con Ó của Xí nghiệp phân bón Cửu Long đưa ra. Phải thẳng thắn thừa nhận, so với cách bón các loại phân thông thường trước nay vẫn làm, vụ này ông bón phân Con Ó thấy lúa đẹp hơn nhiều, cây cao khỏe, hạt sáng, chắc.
Khác hẳn với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng ở các tỉnh miền Bắc, đến cánh đồng lúa nếp CK.203 và nếp Đùm ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (An Giang), chúng tôi được bà con nông dân vùng chuyên canh nếp ở đây cho hay: Nếp Phú Tân đang xúc tiến xây dựng thương hiệu. Về kỹ thuật canh tác các giống nếp mới nông dân vùng này không còn lo ngại nhiều. Bà con nông dân ở đây luôn áp dụng bón phân, xịt thuốc theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông. Từ vụ thu đông 2005, nông dân ở đây đã dùng phân NPK 18-13-8+TE và NPK 17-4-23+TE hiệu Con Ó rải cho lúa nếp theo quy trình và năng suất tăng từ 7-10% so với cách bón thông thường.
Thói quen bón phân, xịt thuốc không đúng lúc, đúng cách là sự lãng phí rất lớn của nhà nông. Thực tế, ở ĐBSCL cũng đã có một số nhà khoa học nghiên cứu sự lãng phí này. Có lẽ chính vì vậy mà Xí nghiệp phân bón Cửu Long luôn chú tâm đến việc tư vấn, hướng dẫn cho nông dân cách sử dụng phân bón hiệu quả và hợp lý nhất.
“Trong thời gian tới chúng tôi sẽ nỗ lực, sát cánh hơn nữa cùng bà con nông dân trong cả nước về công tác khuyến nông. Bên cạnh đó, chúng tôi không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm phân bón Con Ó để gắn bó cùng nhà nông”- ông Trần Xuân Tám, Giám đốc Xí nghiệp phân bón Cửu Long chia sẻ.