| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ếch kết hợp cá trê: Ao sạch, ếch khỏe, lớn nhanh, chi phí giảm

Chủ Nhật 11/05/2025 , 18:14 (GMT+7)

HÀ NỘI Nuôi ếch kết hợp cá trê vừa tiết kiệm chi phí thức ăn cho cá, vừa hạn chế sự phát triển của tảo và vi khuẩn gây bệnh cho ếch.

Tận dụng lợi thế ao của gia đình có diện tích lớn, nguồn nước ra vào thuận lợi, năm 2021, chị Nguyễn Thanh Loan ở thôn Lập Phương, xã Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) đã mạnh dạn đầu tư phát triển nuôi ếch kết hợp với cá trê để gia tăng hiệu quả kinh tế. Từ quyết định đánh liều “được ăn cả, ngã về không”, sau 3 năm, gia đình chị đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi kết hợp này.

Theo chị Loan, để ếch sinh trưởng, phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống cao, người nuôi cần chú trọng đến môi trường ao nuôi, nhất là nguồn nước. Ảnh: Trung Quân.

Theo chị Loan, để ếch sinh trưởng, phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống cao, người nuôi cần chú trọng đến môi trường ao nuôi, nhất là nguồn nước. Ảnh: Trung Quân.

Chị Loan chia sẻ, xuất phát điểm không có kiến thức về nuôi ếch nhưng khi chứng kiến hàng xóm thành công và có thu nhập cao từ mô hình nuôi ếch thương phẩm, chị đã mày mò tìm hiểu và bị “nghiện” từ lúc nào không hay.

Được sự ủng hộ của người thân trong gia đình, chị đã mạnh dạn vay vốn, tiếp cận học hỏi kinh nghiệm nuôi ếch, đứng ra thu mua ếch từ hộ nuôi thành công giao buôn cho các nhà hàng, đám cưới, tiểu thương tại chợ.

Sau thời gian miệt mài lăn lộn với thị trường, chị Loan nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng với mặt hàng thịt ếch ngày càng tăng cao. Cùng với đó, vốn kiến thức về nuôi ếch đã được cải thiện nên chị bàn với gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại, cải tạo ao nuôi, tự mình phát triển sản xuất để chủ động nguồn cung. Với sự cần mẫn và nghiêm túc, lứa ếch 3 vạn con đầu tiên của chị đã thành công ngoài mong đợi, trừ chi phí còn lãi gần 200 triệu đồng.

Những tưởng cánh cửa đi tới thành công đã mở toang nhưng chỉ một phút lơ là, chủ quan đã khiến trại ếch của chị lao đao khi lứa nuôi sau dịch bệnh bắt đầu xuất hiện. Đàn ếch hàng vạn con nối đuôi nhau mắc bệnh mù mắt, chướng bụng, gan thận mủ. Gia đình loay hoay tìm đủ cách cứu vãn nhưng lực bất tòng tâm, ngậm ngùi nhìn hơn 300 triệu đồng "bay hơi" trong phút chốc.

Việc phòng các bệnh nguy hiểm cho ếch như mù mắt, vẹo cổ... phải được đặc biệt lưu ý trong quá trình nuôi. Ảnh: Trung Quân.

Việc phòng các bệnh nguy hiểm cho ếch như mù mắt, vẹo cổ... phải được đặc biệt lưu ý trong quá trình nuôi. Ảnh: Trung Quân.

Không cam chịu thất bại, một lần nữa chị xách cặp đi khắp các trại lớn để học tập kinh nghiệm, tìm đọc sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi và phương pháp phòng bệnh cho ếch. Những kiến thức về nuôi ếch được chị nghiên cứu sâu để áp dụng như: Bố trí hệ thống sàn ăn, bè nổi cho ếch lên ăn mồi, nghỉ ngơi; xây dựng hệ thống kênh cấp, thoát để đảm bảo nước trong ao nuôi luôn sạch, sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao; xây dựng hệ thống lưới che chắn, bảo vệ ếch; thường xuyên bổ sung vitamin, thuốc bổ, men tiêu hoá vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho ếch; phân loại ếch theo trọng lượng để tách nuôi riêng, tránh trường hợp cắn hoặc ăn thịt lẫn nhau; thời tiết ấm đưa ếch ra ao nuôi, khi thời tiết chuyển lạnh (khoảng tháng 11 trở đi) đưa ếch vào trong nhà nuôi để giữ ấm… 

Đặc biệt, chị nhận ra rằng, có thể nuôi kết hợp ếch và cá trê ta trên cùng một ao, vừa giúp tiết kiệm chi phí thức ăn cho cá, tăng hiệu quả kinh tế, vừa hạn chế sự phát triển của tảo và vi khuẩn gây bệnh (do cá trê ăn phần da ếch lột, thức ăn thừa của ếch).

Khi nuôi ếch kết hợp cá trê người nuôi có thể tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá và tăng nguồn thu trên đơn vị diện tích. Ảnh: Trung Quân.

Khi nuôi ếch kết hợp cá trê người nuôi có thể tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá và tăng nguồn thu trên đơn vị diện tích. Ảnh: Trung Quân.

Trải qua nhiều khó khăn, quy trình nuôi ếch thương phẩm kết hợp với cá trê của chị cũng đi vào ổn định. Trại nuôi luôn duy trì 20 vạn ếch/năm và 5 - 6 vạn cá trê. Với giá bán ếch thịt trung bình 90.000 - 100.000/kg và cá trê ta 60.000 - 80.000 đồng/kg (gia đình chủ yếu xuất bán lẻ cho các nhà hàng, quán ăn, bán cho các đám cưới làm cỗ…), trừ chi phí, chị có lãi hơn 400 triệu đồng/năm.

Theo chị Loan, hiện các hộ nuôi ếch chủ yếu tự mày mò tìm hiểu kiến thức, học hỏi lẫn nhau nên trên thực tế vẫn gặp nhiều gặp khó khăn khi đối diện với những vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi như: Kiểm soát việc sinh sản của ếch mẹ để chủ động nguồn trứng, con giống cả trong mùa thuận và mùa nghịch; tình trạng nòng nọc ếch trong giai đoạn ương thành giống chết hàng loạt; xử lý một số dịch bệnh chưa có thuốc đặc trị như mù mắt, vẹo cổ…

Nếu được hỗ trợ đào tạo bài bản về kỹ thuật nuôi và có chính sách vay vốn ưu đãi, xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các hộ nuôi ếch sẽ vững tâm hơn trong việc mở rộng sản xuất, tạo việc làm tại chỗ, phát triển kinh tế gia đình.

Xem thêm
Minh oan cho trứng gà, gỡ khó hỗ trợ người chăn nuôi

BÌNH ĐỊNH Trước thông tin ‘trứng gà giả’ khiến người tiêu dùng hoang mang, người chăn nuôi lao đao vì trứng ế ẩm, ngành chức năng Bình Định đã làm rõ thông tin thất thiệt.

Tiến độ, tỉ lệ tiêm phòng vaccine vụ xuân chưa đạt yêu cầu

QUẢNG TRỊ Tiến độ, tỉ lệ tiêm phòng vaccine đàn vật nuôi vụ xuân tại Quảng Trị chưa đạt yêu cầu, một phần do các địa phương chậm đối ứng nguồn vaccine.

Canh tác lúa cải tiến theo hướng hữu cơ, đạt cùng lúc 3 mục tiêu

HÀ NỘI Vụ xuân 2025, Hà Nội triển khai mô hình lúa SRI cải tiến kết hợp máy cấy, ghi nhận hiệu quả kinh tế, môi trường rõ nét, mở hướng nhân rộng trên toàn Thành phố.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Tự ý biến ruộng lúa thành ao tôm, bất chấp lệnh cấm

Long An Hàng trăm hộ dân vùng Đồng Tháp Mười đã tự ý đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trên đất lúa, bất chấp quy định và cảnh báo thiệt hại về lâu dài.

Những khu 'rừng ma' ở Sơn La: [Bài 1] Ghi ở bản Nà Nhụng

Ở Tây Bắc hầu như bản nào cũng có khu rừng nhỏ xanh mướt mát nằm sát bên dù có khi xung quanh là đồi núi trọc. Đó chính là những khu 'rừng ma'.

Bình luận mới nhất