| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

Thứ Hai 12/05/2025 , 18:31 (GMT+7)

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Dự lễ ký có TS Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk cùng đại diện lãnh đạo, phòng ban của hai đơn vị.

TS Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký kết hợp tác. Ảnh: Phạm Hoài.

TS Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký kết hợp tác. Ảnh: Phạm Hoài.

Theo đại biểu tham dự lễ ký kết, Đắk Lắk với điều kiện khí hậu thuận lợi đang trở thành một trong những vùng trồng sầu riêng trọng điểm của cả nước. Do đó, việc chuyển giao công nghệ canh tác mới sẽ giúp nông dân tiếp cận với những phương pháp canh tác tối ưu, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm sầu riêng.

Thông qua sự hợp tác này, các bên mong muốn phát triển mô hình canh tác sầu riêng bền vững, thúc đẩy việc xuất khẩu sầu riêng Đắk Lắk, đồng thời nâng cao đời sống của nông dân, tạo ra những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Hợp tác này cũng mở ra cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp địa phương, giúp Đắk Lắk trở thành trung tâm sản xuất sầu riêng chất lượng cao của Việt Nam.

TS Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên trao đổi một số nội dung tại lễ ký. Ảnh: Phạm Hoài.

TS Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên trao đổi một số nội dung tại lễ ký. Ảnh: Phạm Hoài.

TS Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, chương trình hợp tác lần này tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết các vấn đề kỹ thuật và an toàn thực phẩm, kiểm soát tồn dư hoá chất trong sản phẩm cũng như xử lý dịch hại cấp bách trong sản xuất sầu riêng.

Bên cạnh đó, chương trình cũng chú trọng đến việc đào tạo, tổ chức hội thảo và tập huấn nhằm nhân rộng các kết quả nghiên cứu, hỗ trợ nông dân tại Đắk Lắk phát triển bền vững cây sầu riêng. “Một trong những mục tiêu quan trọng của hợp tác là nghiên cứu và xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho ngành sầu riêng Đắk Lắk, đặc biệt trong việc xử lý cadimi và các hoá chất tồn dư trong đất”, ông Hà cho biết.

Ông Lê Anh Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk hi vọng sau ký kết, ngành sầu riêng ở Đắk Lắk sẽ bước sang trang mới. Ảnh: Phạm Hoài.

Ông Lê Anh Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk hi vọng sau ký kết, ngành sầu riêng ở Đắk Lắk sẽ bước sang trang mới. Ảnh: Phạm Hoài.

Chương trình hợp tác cũng sẽ nghiên cứu các giống sầu riêng phù hợp và phân vùng sinh thái tối ưu cho tỉnh Đắk Lắk. Trong bối cảnh ngành sầu riêng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tình trạng xuất khẩu sầu riêng giảm sút do thị trường Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ là bước đột phá giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Ông Lê Anh Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk tin tưởng sau lễ ký kết, với việc thực hiện đúng quy trình, ngành sầu riêng sẽ không chỉ phát triển mạnh mẽ mà còn trở nên bền vững và ổn định hơn. "Hi vọng sau lễ ký kết, ngành sầu riêng Đắk Lắk sẽ bước sang trang mới với nhiều điểm sáng”, ông Trung nói.

Đắk Lắk với điều kiện khí hậu thuận lợi đang trở thành một trong những vùng trồng sầu riêng trọng điểm của cả nước. Ảnh: Phạm Hoài.

Đắk Lắk với điều kiện khí hậu thuận lợi đang trở thành một trong những vùng trồng sầu riêng trọng điểm của cả nước. Ảnh: Phạm Hoài.

Cũng theo ông Lê Anh Trung, thời gian tới cần thành lập nhóm chuyên trách từng vấn đề để giúp định hướng rõ ràng, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển bền vững ngành sầu riêng.

Xem thêm
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại

QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.

Cần sớm có vaccine dịch tả lợn Châu Phi cho lợn nái, đực giống

Đây là mong muốn của địa phương và người chăn nuôi nhằm tạo miễn dịch khép kín toàn đàn, kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi (ASF) hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Những mùa cá xứ Tuyên: [Bài 1] Gắn bó với dòng Lô

Sông Lô, sông Gâm, sông Năng… - những dòng sông không chỉ gắn bó với tên đất, tên làng của xứ Tuyên mà còn cho những mùa cá, tôm đầy ăm ắp.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất