| Hotline: 0983.970.780

Thời tiết diễn biến phức tạp, cần chuẩn bị tốt cho vụ hè thu

Thứ Năm 22/05/2025 , 22:37 (GMT+7)

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo các địa phương miền Bắc thu hoạch nhanh gọn vụ đông xuân và chuẩn bị tốt kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa.

Nắng nóng tăng dần từ đầu tháng 6

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm 22/5 đến cuối tháng 5, miền Bắc sẽ có mưa rào và dông trên diện rộng. Riêng khu vực  trung du và vùng núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 100-250mm, cục bộ có nơi mưa to trên 300mm. Dự báo nền nhiệt phổ biến từ 28-31 độ C.

Sang đầu tháng 6, thời tiết phổ biến ít mưa, trời nắng nóng, nền nhiệt trong khoảng 34-37 độ C.

Về tình hình sản xuất vụ đông xuân 2024 – 2025, lúa tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng cơ bản đã trỗ xong; tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, thành phố Huế đã cơ bản thu hoạch xong; tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đang ở giai đoạn chín và thu hoạch.

Khẩn thương thu hoạch vụ đông xuân, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh

Để chủ động ứng phó kịp thời với diễn biến phức tạp của thời tiết, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã gửi văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố phía Bắc quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện những giải pháp sau:

1. Trên diện tích lúa đã chín: Bố trí tối đa nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để tránh thiệt hại do những đợt mưa giông, lốc xoáy.

Trên các diện tích đã thu hoạch: Triển khai cày lồng vùi rơm rạ sớm kết hợp xử lý chế phẩm sinh học để phân hủy nhanh rơm rạ, tránh xảy ra tình trạng ngộ độc hữu cơ với lúa vụ sau và là cầu nối sinh vật gây hại cho vụ sau.

2. Trên các trà lúa chưa thu hoạch: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tăng cường công tác điều tra phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại cuối vụ như bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu. Lưu ý những diện tích đã nhiễm bệnh đạo ôn lá, trên giống nhiễm, chân đất trũng thấp... để hướng dẫn các hộ nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Lúa vụ xuân tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng đang giai đoạn trổ bông. Ảnh: Tùng Đinh.

Lúa vụ xuân tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng đang giai đoạn trổ bông. Ảnh: Tùng Đinh.

3. Căn cứ vào khuyến cáo về thời vụ và cơ cấu giống, các địa phương xây dựng phương án sản xuất vụ hè thu và vụ mùa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Trong đó, đảm bảo lúa hè thu ở các tỉnh Bắc Trung bộ thu hoạch trước ngày 5/9 và trà lúa mùa sớm ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc thu hoạch trước 30/9; tạo quỹ đất làm cây vụ đông sớm.

Có giải pháp kiểm soát sớm rầy lưng trắng trên diện tích mạ, lúa mới cấy, sạ; chủ động ngăn ngừa nguy cơ bùng phát bệnh lùn sọc đen trên lúa vụ hè thu và vụ mùa. Hạn chế việc gieo thẳng ở những vùng thấp trũng, không chủ động tưới tiêu, thường xuyên bị ngập úng.

4. Chủ động nguồn cung ứng đảm bảo đủ số lượng và chất lượng giống lúa, rau, màu cho sản xuất; lượng giống dự phòng khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

5. Đối với cây rau, màu, cần rà soát lại diện tích gieo trồng của từng chủng loại; tuyên truyền tập huấn cho nông dân về sản xuất an toàn, hỗ trợ liên kết sản xuất, sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Hạn chế sản xuất tập trung một loại với diện tích lớn có thể làm giảm giá bán do áp lực thị trường tiêu thụ cung vượt cầu.

6. Các địa phương xây dựng phương án tưới tiêu hợp lý, dự trữ nguồn nước; phương án phòng chống thiên tai, dịch bệnh nhằm chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết và dịch hại xảy ra.

7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đảm bảo cung cấp ổn định và đảm bảo chất lượng các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất.

8. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, canh tác. Tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất như máy làm đất, sử dụng mạ khay, máy cấy… nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Xem thêm
Cần chuyển từ lượng sang chất và giá trị gia tăng trong chăn nuôi gia cầm

Ngành gia cầm Việt Nam cần chuyển sang tư duy kinh tế để đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trong và ngoài nước.

Chăm dùng vaccine, vật nuôi khỏe, người nuôi nhàn

AN GIANG Ngành chăn nuôi An Giang đang phát triển theo hướng an toàn, bền vững nhờ tăng cường tiêm phòng vaccine, vệ sinh môi trường và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.