| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả dự án vùng nguyên liệu ớt tỉnh Ninh Thuận

Thứ Sáu 23/05/2025 , 06:28 (GMT+7)

Vùng nguyên liệu ớt tại tỉnh Ninh Thuận là dự án do Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn Quốc phối hợp thực hiện.

Vùng nguyên liệu ớt của nông dân Tầm Ngân đã được mở rộng từ dự án hỗ trợ do CJ và KOICA triển khai. Ảnh: Thu Thảo.

Vùng nguyên liệu ớt của nông dân Tầm Ngân đã được mở rộng từ dự án hỗ trợ do CJ và KOICA triển khai. Ảnh: Thu Thảo.

Vùng nguyên liệu ớt tại tỉnh Ninh Thuận tính đến tháng 5/2025 đã được phục hồi và mở rộng khi nhiều nông dân đã quay trở lại trồng ớt sau giai đoạn gián đoạn bởi đại dịch Covid-19. Thêm vào đó, CJ đã hỗ trợ miễn phí giống ớt, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho bà con tham gia trồng ớt. Phía KOICA (Tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn Quốc) đã cử tình nguyện viên và chuyên gia Hàn Quốc trực tiếp đến khu vực Tầm Ngân (xã Lâm Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận) để hỗ trợ dự án.

Tại vùng nguyên liệu ớt tỉnh Ninh Thuận, trước đây mỗi năm nông dân chỉ xuống giống 1 vụ thì hiện nay dự án đã thúc đẩy xuống giống 2 vụ/năm. Dự án ban đầu dự kiến trồng 3ha ớt trong năm nay nhưng sẽ tăng lên 5ha do số lượng bà con đăng ký trồng tăng. Sản lượng ớt bột ước đạt 3,6 – 4 tấn. Đặc biệt, sản phẩm ớt bột Ninh Thuận đã chính thức quay lại các kệ hàng tại chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh và Coop Mart, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khôi phục chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.

Ớt được nông dân thu hoạch và phân loại, chế biến tại nhà máy ở Tầm Ngân. Ảnh: Thu Thảo.

Ớt được nông dân thu hoạch và phân loại, chế biến tại nhà máy ở Tầm Ngân. Ảnh: Thu Thảo.

“Nhìn những trái ớt chín đỏ mọng trên cánh đồng và sản phẩm ớt bột ra đời từ sự đồng lòng của cộng đồng, chúng tôi càng tin tưởng mô hình sẽ phát triển bền vững. CJ mong muốn dự án tiếp tục được củng cố, mở rộng để cải thiện thu nhập của nông dân địa phương”, đại diện CJ tại Việt Nam chia sẻ.

Năm 2017, CJ chính thức khánh thành nhà máy chế biến nông sản ở Tầm Ngân, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm ớt tại khu vực. Sau giai đoạn ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, CJ tiếp tục đồng hành cùng người dân bằng nguồn vốn khẩn cấp hơn 400 triệu đồng để sửa chữa nhà máy và hỗ trợ nông dân tái canh tác.

Từ năm 2023, dự án bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ với sản phẩm ớt bột đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được đưa trở lại thị trường, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng nông sản địa phương.

Giai đoạn 2024 – 2026, dự án đặt mục tiêu tái thiết và phát triển bền vững. Bắt đầu từ tháng 7/2024, CJ và KOICA cam kết đồng hành với nông dân trồng ớt với tổng mức hỗ trợ lên tới 4,2 tỷ đồng. Khoản đầu tư này sẽ tập trung vào việc mở rộng vùng trồng và tăng cường sự tham gia của nông dân thông qua hỗ trợ giống, phân bón và máy móc. Đồng thời củng cố năng lực hoạt động cho hợp tác xã và nhà máy chế biến. Đặc biệt, dự án cũng sẽ triển khai chương trình cử chuyên gia Hàn Quốc đến hỗ trợ kỹ thuật trong trồng trọt và chế biến, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của toàn chuỗi giá trị nông nghiệp địa phương.

Bên cạnh hỗ trợ nông dân mở rộng vùng nguyên liệu và bao tiêu ớt, CJ còn triển khai nhiều chương trình cộng đồng tại địa phương. Ảnh: Thu Thảo.

Bên cạnh hỗ trợ nông dân mở rộng vùng nguyên liệu và bao tiêu ớt, CJ còn triển khai nhiều chương trình cộng đồng tại địa phương. Ảnh: Thu Thảo.

Song song với các hoạt động phát triển nông nghiệp, CJ còn triển khai nhiều chương trình thiện nguyện tại địa phương. Mới đây, đoàn tình nguyện của CJ gồm hơn 40 người, trong đó có các y bác sĩ, dược sĩ, tình nguyện viên từ Hàn Quốc đã tổ chức khám chữa bệnh và tư vấn sức khỏe cho hơn 500 người dân tại Tầm Ngân.

Ngoài ra, 500 bộ đồng phục và cặp sách cũng đã được trao tặng cho học sinh tiểu học tại Lâm Sơn A – một trong những khu vực còn nhiều khó khăn.

Dự án không chỉ là một chương trình nông nghiệp, mà còn là mô hình kiểu mẫu cho sự gắn kết giữa doanh nghiệp, chính quyền và cộng đồng, tạo nên giá trị kinh tế, xã hội và môi trường.

Khởi động từ năm 2014, dự án vùng nguyên liệu ớt do Tập đoàn CJ và KOICA khởi xướng đã góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân tại thôn Tầm Ngân (xã Lâm Sơn, Ninh Sơn) thông qua hợp đồng trồng ớt với nông dân địa phương.

Xem thêm
Cần chuyển từ lượng sang chất và giá trị gia tăng trong chăn nuôi gia cầm

Ngành gia cầm Việt Nam cần chuyển sang tư duy kinh tế để đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp 'khát' nhân sự thú y

ĐBSCL Do nguồn cung nhân lực thú y hạn chế, đồng thời yêu cầu tuyển dụng cao và thị trường lao động cạnh tranh khiến doanh nghiệp khó giữ chân người giỏi.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.