| Hotline: 0983.970.780

Người trồng ớt ở Chi Lăng ứng phó với khô hạn

Thứ Hai 28/04/2025 , 15:28 (GMT+7)

LẠNG SƠN Người trồng ớt ở huyện Chi Lăng đã chủ động nhiều biện pháp đảm bảo cho cây ớt sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khô hạn kéo dài.

Vụ ớt năm nay, ông Vi Nghiệp ở xã Quan Sơn (huyện Chi Lăng) trồng 2,5 sào ớt theo hướng VietGAP. Thời gian qua, thời tiết khô hạn đã làm cho cây ớt sinh trưởng kém, nhiều cây bị héo và bị bệnh vàng lá trong giai đoạn cây phân cành.

“Được ngành chuyên môn hướng dẫn và kinh nghiệm nhiều năm trồng ớt, tôi đã nhổ bỏ các cây bị bệnh để tránh lây lan, đồng thời tiến hành tạo rãnh, khơi thông hệ thống dẫn nước tưới, phủ nilon để giữ ẩm và bón phân vi sinh bổ sung dinh dưỡng, đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt”, ông Nghiệp cho hay.

Người dân Chi Lăng chăm sóc cây ớt trong điều kiện khô hạn, đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: Hoàng Nghĩa.

Người dân Chi Lăng chăm sóc cây ớt trong điều kiện khô hạn, đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: Hoàng Nghĩa.

Tại xã Nhân Lý, người dân gieo trồng 40ha với 11 mã số vùng trồng ớt đã được cấp. Trong điều kiện thời tiết khô hạn và nguy cơ sâu bệnh hại cây ớt, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn thường xuyên theo dõi và có báo cáo định kỳ hằng tuần về tình hình phát triển của cây ớt trên địa bàn. Bên cạnh đó, đôn đốc, nhắc nhở bà con chủ động bổ sung nước tưới cho cây từ các nguồn và sử dụng biện pháp tưới rãnh để đảm bảo tiết kiệm nước.

Ngoài ra, để đảm bảo các tiêu chí cấp mã số vùng trồng, UBND xã thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở người trồng ớt sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, sinh học thay vì sử dụng các loại phân, thuốc bón hoá học. Đồng thời thực hiện ghi chép ngày tháng bón phân, phun thuốc để theo dõi quá trình phát triển của cây ớt.

Tại các xã Mai Sao, Vân Thuỷ và thị trấn Đồng Mỏ (huyện Chi Lăng), người dân đang chủ động làm cỏ, tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, giúp cây phát triển tốt hơn, đảm bảo năng suất, chất lượng trái.

Theo ông Lê Anh Tùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Chi Lăng, những năm gần đây, ớt trở thành cây chủ lực trong vụ sản xuất vụ đông xuân của nhiều hộ gia đình. Cây ớt đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo ở các địa phương trên địa bàn. Vụ ớt năm nay, toàn huyện trồng khoảng 670ha, tập trung tại các xã Quan Sơn, Mai Sao, Nhân Lý, Vân Thủy và thị trấn Đồng Mỏ. Trong đó có 216ha ớt đã được cấp mã số vùng trồng (43 mã).

Ông Tùng cho biết, hiện các diện tích ớt trên địa bàn huyện Chi Lăng đang trong giai đoạn ra hoa, kết trái. Một số diện tích gieo trồng muộn đang ở giai đoạn phân cành, phát triển thân. Năm nay, tình trạng khô hạn kéo dài làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây ớt. Cụ thể đã xuất hiện bệnh hại cây như thối ngọn, héo xanh, vàng lá. Đồng thời, rệp, bọ trĩ hại ớt xuất hiện ở mức độ nhẹ.

Vụ ớt năm nay huyện Chi Lăng trồng khoảng 670ha, trong đó có 216ha ớt đã được cấp mã số vùng trồng. Ảnh: Hoàng Nghĩa.

Vụ ớt năm nay huyện Chi Lăng trồng khoảng 670ha, trong đó có 216ha ớt đã được cấp mã số vùng trồng. Ảnh: Hoàng Nghĩa.

Từ đầu vụ, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Chi Lăng đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn trực tiếp phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và đội ngũ khuyến nông viên ở các xã, thị trấn thường xuyên thăm đồng, khảo sát để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại. Từ đó khuyến cáo và hướng dẫn người trồng ớt phòng trừ. Bên cạnh đó, Phòng cũng phối hợp với Xí nghiệp Khai thác Công trình thuỷ lợi huyện thường xuyên kiểm tra hệ thống tưới, thực hiện điều tiết nước hợp lý để bà con kịp thời chăm sóc cây ớt trong giai đoạn quan trọng này.

“Bằng đồng bộ các biện pháp từ ngành chức năng và người dân, diện tích ớt trên địa bàn huyện Chi Lăng cơ bản đang sinh trưởng ổn định. Chúng tôi dự ước năng suất bình quân vụ ớt năm nay sẽ đạt khoảng 5 tạ/sào, tương đương so với vụ ớt năm trước”, ông Lê Anh Tùng nhận định. 

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất