| Hotline: 0983.970.780

Lúa xuân đồng bằng sông Hồng hứa hẹn thắng lợi

Thứ Tư 21/05/2025 , 17:04 (GMT+7)

Với nhiều tín hiệu tích cực, vụ xuân 2025 ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hứa hẹn thắng lợi nhưng cần bám sát ruộng đồng để phòng trừ dịch hại cuối vụ như rầy nâu, đạo ôn.

Lúa vụ xuân tại các tỉnh ĐBSH đang giai đoạn trỗ. Ảnh: Tùng Đinh.

Lúa vụ xuân tại các tỉnh ĐBSH đang giai đoạn trỗ. Ảnh: Tùng Đinh.

Hiện nay, lúa vụ xuân 2025 ở các địa phương đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đang cơ bản vào giai đoạn trổ, ra hoa, kết hạt. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết những ngày vừa qua diễn biến phức tạp, có phần bất lợi.

Để nắm tình hình và đưa ra những chỉ đạo kịp thời cho các địa phương, ngày 20/5, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã tổ chức kiểm tra tình hình lúa vụ xuân tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình.

Thời điểm quan trọng quyết định năng suất

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, hiện lúa ở các địa phương ĐBSH đang vào giai đoạn trỗ rộ. Đây là thời điểm rất quan trọng để quyết định năng suất, sản lượng của lúa vụ xuân 2025.

Những ngày qua, miền Bắc ghi nhận nhiều trận mưa lớn nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa. Mặc dù vậy, nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài, năng suất, sản lượng lúa sẽ bị ảnh hưởng do mưa tác động đến quá trình trỗ bông, hình thành hạt của lúa. Bên cạnh đó cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển, đặc biệt là đạo ôn cổ bông.

"Đạo ôn là dịch hại nguy hiểm, Cục sẽ theo dõi sát để có những chỉ đạo phòng trừ cần thiết trong thời gian tới", bà Hương nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (bìa phải) cùng cán bộ ngành nông nghiệp và môi trường Nam Định kiểm tra đồng ruộng. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (bìa phải) cùng cán bộ ngành nông nghiệp và môi trường Nam Định kiểm tra đồng ruộng. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngoài đạo ôn, một số dịch hại khác có thể ảnh hưởng đến năng suất lúa như bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu cuối vụ, đặc biệt là trong thời tiết mưa nắng đan xen và nông dân sử dụng đạm dư thừa.

Để đảm bảo vụ xuân 2025 thắng lợi, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo các địa phương bám sát đồng ruộng, theo dõi và đảm bảo cung cấp đủ nước để lúa dưỡng hạt trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, khuyến cáo bà con nông dân hạn chế, cố gắng không sử dụng đạm trong thời gian này nhằm giảm nguy cơ bị bệnh bạc lá. Song song đó, theo dõi chặt để phát hiện sớm bệnh đạo ôn để phòng trừ ngay từ giai đoạn đầu.

Ngoài phòng trừ dịch hại, dự báo năm nay có thể có bão sớm, do đó Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo các địa phương cần có phương án bảo vệ sản xuất.

"Cần chủ động kế hoạch thu hoạch sớm nếu thời tiết bất lợi với phương châm 'xanh nhà hơn già đồng', có thể huy động các lực lượng khác cùng tham gia hỗ trợ thu hoạch để đảm bảo năng suất, sản lượng cho vụ xuân năm nay", Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Thu Hương nhấn mạnh.

Lúa xuân năm nay ở ĐBSH được đánh giá sẽ cho năng suất tốt. Ảnh: Tùng Đinh.

Lúa xuân năm nay ở ĐBSH được đánh giá sẽ cho năng suất tốt. Ảnh: Tùng Đinh.

Sẵn sàng ứng phó ngập úng, ngã đổ

Ông Nguyễn Sinh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nam Định cho biết, diện tích lúa xuân năm nay của tỉnh khoảng hơn 69.800ha, trong đó hiện đã trỗ được hơn 80% với chất lượng tương đối đồng đều.

Để đảm bảo năng suất lúa vụ xuân, ông Tiến cho biết tỉnh đã chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, đặc biệt là các công ty khai thác công trình thủy lợi tu sửa máy móc, thiết bị, sẵn sàng các điều kiện để bảo vệ sản xuất.

"7 công ty thủy lợi của tỉnh đang bám sát diễn biến thời tiết để chủ động bơm tiêu úng, rút nước đệm ngay khi có dự báo mưa lớn, sẵn sàng các phương tiện và điều kiện để ứng phó" ông Tiến chia sẻ. Ngoài ra, công tác thủy lợi cũng được chú ý để đảm bảo đủ nước cho lúa trỗ bông, phơi màu.

Lãnh đạo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Bình kiểm tra lúa vụ xuân. Ảnh: Tùng Đinh.

Lãnh đạo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Bình kiểm tra lúa vụ xuân. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại Thái Bình, diện tích gieo cấy lúa xuân 2025 xấp xỉ 74.000ha, hiện đã trỗ được khoảng 80% và đang trong giai đoạn quan trọng nhất để phòng trừ đạo ôn cổ bông.

"Chúng tôi chỉ đạo phun phòng trừ đạo ôn theo 2 giai đoạn, đầu tiên là lúc lúa bắt đầu trỗ, sau đó là khi thoát hết đòng", ông Đỗ Quý Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thái Bình cho biết.

Ngoài đạo ôn, ông Phương cũng đề cập đến nguy cơ lúa ngã đổ nếu xẩy ra mưa kèm gió lớn. Mặc dù tình hình rầy nâu ở Thái Bình hiện không đáng kể nhưng ông Phương cho biết sẽ theo dõi sát và phòng trừ sớm nếu phát sinh.

Với điều kiện mưa nắng đan xen như những ngày vừa qua tại Thái Bình, ông Phương cho biết đây là điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn cổ bông và rầy nâu phát triển. Do đó, Sở đã chỉ đạo các địa phương và nông dân quan tâm, theo dõi nhằm phòng trừ sớm.

Cán bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Bình kiểm tra lúa cùng bà con nông dân. Ảnh: Tùng Đinh.

Cán bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Bình kiểm tra lúa cùng bà con nông dân. Ảnh: Tùng Đinh.

Là doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo quy mô tại Nam Định, vụ xuân năm nay, Công ty TNHH Cường Tân sản xuất và liên kết cùng nông dân với tổng diện tích hơn 1.200ha để làm giống và phục vụ xuất khẩu.

Ông Trần Văn Ninh, Giám đốc Kỹ thuật của Công ty cho biết, nhìn chung sâu bệnh hại lúa vụ xuân 2025 nhẹ hơn mọi năm, tuy nhiên từ nay đến cuối vụ vẫn cần lưu ý đến rầy nâu dù chưa xuất hiện.

“Với thời tiết như năm nay, cầm quan tâm đến rầy cuối vụ và đạo ôn cổ bông, còn bạc lá thì không đáng ngại. Chúng tôi đã khuyến cáo bà con phun phòng trong giai đoạn lúa trỗ để đảm bảo năng suất. Dự kiến năng suất lúa vụ xuân năm tại Nam Định có thể đạt từ 71 – 72 tạ/ha”, ông Ninh nhận định.

"Vụ xuân năm nay ở Nam Định thời tiết được dự báo còn nhiều phức tạp, mưa lớn và có thể có bão sớm. Do đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các địa phương tập trung chăm sóc để cây lúa khỏe và bám sát diễn biến thời tiết, mùa vụ để chủ động trước các tình huống xấu. Về dịch hại, Nam Định sẽ chú ý đến một số đối tượng như bạc lá, rầy nâu hay đạo ôn cổ bông", ông Nguyễn Sinh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nam Định cho biết.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất