| Hotline: 0983.970.780

'Quả rồng' hợp đất vùng cao, nông dân thu tiền tỷ mỗi năm

Thứ Năm 22/05/2025 , 09:20 (GMT+7)

LÀO CAI Khi chưa bắt tay vào làm, không ai nghĩ các xã vùng cao huyện Bảo Yên (Lào Cai) có thể trồng được cây thanh long.

Minh Tân hiện là xã có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn nhất huyện Bảo Yên (Lào Cai). Trước đây, cây thanh long được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Thấy được hiệu quả kinh tế của cây trồng này, một số hộ dân ở Minh Tân đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ cây ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long ruột đỏ.

Nông dân xã Minh Tân chuẩn bị vào chính vụ thu hoạch thanh long ruột đỏ. Ảnh: H.Đ.

Nông dân xã Minh Tân chuẩn bị vào chính vụ thu hoạch thanh long ruột đỏ. Ảnh: H.Đ.

Bà Kim Thị Biên ở bản Minh Hải là một trong những hộ đầu tiên trồng thanh long ruột đỏ ở xã Minh Tân. Từ những diện tích thí điểm ban đầu, đến nay toàn bộ 3ha đất của gia đình bà Biên đã phủ kín cây thanh long. Thời điểm này, vườn thanh long đã chín đỏ, chỉ ít ngày nữa bà sẽ thu hoạch để bán cho thương lái.

"Từ tháng 6 thanh long bắt đầu vào chính vụ thu hoạch. Năm nay thanh long cho quả đẹp, giá bán cho thương lái từ 15 nghìn đồng/kg. Cây thanh long của Minh Tân hiện đạt sản phẩm OCOP 3 sao nên rất dễ tiêu thụ, thu hoạch đến đâu thương lái mua đến đó", bà Biên chia sẻ.

Nhờ tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, vườn thanh long của gia đình bà Biên luôn có năng suất cao, quả đẹp, ăn ngọt mát. Đều đặn hằng năm gia đình bà thu hoạch được khoảng 30 tấn quả.

Trước đây bà con chưa tin trồng thanh long ruột đỏ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế. Song, gia đình bà Hoàng Thị Sớm vẫn quyết định đầu tư trồng hơn 800 gốc thanh long ruột đỏ. Bước ngoặt này đã giúp bà có thêm thu nhập.

"Giá quả thanh long cơ bản không biến động nhiều, nếu thời tiết thuận lợi sản lượng sẽ cao hơn, quả ngon hơn. Gia đình tôi hiện đang cắm trụ bê tông để trồng thêm, chỉ sang năm là cho thu hoạch", bà Sớm cho hay.

Cũng theo bà, sau khi thu hoạch xong, bà con sẽ chăm sóc, bổ sung phân bón để đảm bảo dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, các hộ trồng thanh long ở Minh Tân hiện thu hoạch từ 9 đến 10 lứa quả mỗi năm.

Cây thanh long hiện trở thành sản phẩm chủ lực của xã Minh Tân. Ảnh: H.Đ.

Cây thanh long hiện trở thành sản phẩm chủ lực của xã Minh Tân. Ảnh: H.Đ.

Theo kinh nghiệm của những hộ trồng thanh long, cây thanh long thuộc họ xương rồng nên chăm sóc không khó, song phải đúng quy trình kỹ thuật cây mới sai quả và đạt chất lượng cao.

Trước khi trồng, bà con phải làm đất tơi xốp, trộn phân và rải vôi bột để khử mầm bệnh trong đất. Mỗi trụ bê tông có thể đặt 4 hom. Cần đảm bảo nước tưới để cây khỏe và lớn nhanh.

Vào mùa đông thiếu nắng, bà con chong đèn cho thanh long để điều khiển cho ra quả trái vụ. Nhờ kết hợp nhiều giải pháp, thanh long của các hộ dân nơi đây cho thu hoạch đều đặn, quanh năm.

Hiện nay, toàn xã Minh Tân có hơn 23,6ha thanh long ruột đỏ, năng suất trung bình đạt 10 tấn/ha/năm. Bà Sùng Thị Sua, Chủ tịch UBND xã Minh Tân cho hay, xã đang phối hợp với một số đơn vị để lấy mẫu quả thanh long phân tích hàm lượng dinh dưỡng phục vụ công tác đánh giá, quảng bá nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, xã thường xuyên cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn bà con chăm sóc cây thanh long để quả có chất lượng ổn định.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Bảo Yên, trên địa bàn hiện có 50,6ha thanh long trồng tại các xã Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn, Việt Tiến, Minh Tân, Lương Sơn, Phúc Khánh, ước sản lượng năm nay khoảng 600 tấn. Với giá bán dao động 15 - 20 nghìn đồng/kg, riêng loại quả này bà con thu về hơn 9 tỷ đồng.

Cây thanh long hiện vẫn có thể mở rộng thêm diện tích, trong đó diện tích có khả năng mở rộng chủ yếu ở xã Minh Tân với khoảng 100ha, còn lại ở xã Bảo Hà hơn 40ha...

Xem thêm
Người chăn nuôi xoay xở chống nắng nóng cho vật nuôi

HÀ TĨNH Người chăn nuôi đang tích cực triển khai nhiều biện pháp chăm sóc nhằm đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi trước nắng nóng kéo dài.

Số hóa kiểm dịch 40 - 50 tỷ con tôm giống mỗi năm

NINH THUẬN Nhờ số hóa khai báo kiểm dịch nên các thủ tục thanh toán phí, nhận kết quả trong sản xuất, kinh doanh tôm giống ở Ninh Thuận đơn giản, nhanh chóng.

Cần cơ chế mạnh hơn cho tổ khuyến nông cộng đồng

Tổ khuyến nông cộng đồng được xác định là lực lượng đóng vai trò nòng cốt tham gia Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại ĐBSCL.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Cần Thơ thả 100.000 con cá về tự nhiên

Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Cần Thơ vừa tổ chức thả 100.000 con cá các loại về tự nhiên, nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Những khu 'rừng ma' ở Sơn La: [Bài 2] Luật tục ở bản Kết Nà

"Một buổi trưa tôi thấy con rắn hổ mang chúa da đen xì, dài gần 4m, to hơn cả bắp chân, nặng ước vài chục cân từ 'rừng ma' bò ra đường gần nhà mình.”

Bình luận mới nhất