| Hotline: 0983.970.780

Cà phê, hồ tiêu dễ bán nhờ quản lý dịch hại tổng hợp

Thứ Năm 22/05/2025 , 17:21 (GMT+7)

ĐẮK NÔNG Sản xuất bền vững trên cơ sở quản lý dịch hại tổng hợp, cà phê, hồ tiêu của HTX Đoàn kết luôn tiêu thụ dễ dàng với giá cao hơn thị trường.

Một vườn tiêu xanh mướt, khỏe mạnh nhờ quản lý dịch hại tổng hợp và sản xuất bền vững của HTX Đoàn Kết. Ảnh: Sơn Trang.

Một vườn tiêu xanh mướt, khỏe mạnh nhờ quản lý dịch hại tổng hợp và sản xuất bền vững của HTX Đoàn Kết. Ảnh: Sơn Trang.

Ông Nguyễn Đình Công ở thôn 9, xã Nam Bình (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) là người có nhiều năm gắn bó với 2 cây trồng chủ lực tại địa phương là cà phê và hồ tiêu.

Gia đình ông có 3ha đất sản xuất nông nghiệp, gồm 2ha trồng cà phê và 1ha trồng hồ tiêu, mỗi năm thu được khoảng 6 tấn cà phê và 4 tấn hồ tiêu. Sản xuất trên diện tích lớn nên khâu phòng trừ cỏ dại thường khiến gia đình ông Công phải bỏ ra nhiều công sức, chi phí.

Trước đây, gia đình ông sử dụng một số hóa chất để phòng trừ cỏ dại nhưng mấy năm nay, từ khi nhận thức được những tác hại của thuốc diệt cỏ đối với môi trường đất, nước và chính sức khỏe gia đình, ông không còn sử dụng thuốc diệt cỏ, thay vào đó quản lý cỏ dại bằng phương pháp thủ công.

Ông Công cho biết, từ khi không dùng thuốc diệt cỏ, chi phí nhân công cao hơn bởi mỗi năm phải cắt, xạc cỏ 3 lần trở lên, bình quân tốn khoảng 20 triệu đồng/ha. Tuy chi phí tăng lên nhưng bù lại, gia đình ông nhận được nhiều lợi ích từ việc thôi sử dụng thuốc diệt cỏ.

Theo ông Công, không dùng thuốc diệt cỏ, vườn hồ tiêu, cà phê của gia đình có được hệ sinh thái an toàn hơn, cây trồng khỏe, thảm thực vật đa dạng, đất đai tơi xốp. Điều này không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe cây trồng để chống lại sâu bệnh hại mà sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng được nâng cao. Ngoài ra, việc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học còn giảm  thiểu được lượng rác thải nguy hại, góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Công hiện là xã viên của HTX Thương mại – Dịch vụ - Chế biến sản xuất nông nghiệp Đoàn Kết (HTX Đoàn Kết) có trụ sở tại thôn 9 xã Nam Bình, huyện Đắk Song.

HTX Đoàn Kết hiện có 65 thành viên. Diện tích sản xuất của Hợp tác xã gồm 250ha cà phê, 150ha hồ tiêu. Trong đó, hơn 100ha cà phê đạt tiêu chuẩn 4C với năng suất hơn 4 tấn/ha. Những năm qua, HTX Đoàn Kết là một trong những điểm sáng về canh tác cà phê, hồ tiêu bền vững ở Đắc Nông.

Cà phê bột Rừng Lạnh của HTX Đoàn Kết tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Ảnh: Sơn Trang.

Cà phê bột Rừng Lạnh của HTX Đoàn Kết tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Ảnh: Sơn Trang.

Theo ông Lưu Như Bính, Giám đốc HTX Đoàn Kết, Hợp tác xã đang hợp tác với nhiều đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế như Liên minh Rừng mưa (RA), Liên minh toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP)... triển khai các mô hình canh tác cà phê, hồ tiêu bền vững trên cơ sở quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

Thực tế cho thấy, áp dụng IPM vào sản xuất mang lại nhiều lợi ích trên vườn cây của Hợp tác xã. Trước hết là cây khỏe, ít bệnh, năng suất tuy không cao đột biến nhưng duy trì được sức bền, tránh được tình trạng năm được mùa, năm lại mất mùa.

Từ khi áp dụng IPM, các vườn cây của Hợp tác xã hầu như không cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học, sâu bệnh ít xuất hiện. Mỗi khi có sâu, bệnh, HTX áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ bằng hữu cơ, sinh học, không để lây lan ra diện rộng.

Nhờ áp dụng IPM và sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững, cà phê, hồ tiêu của HTX Đoàn Kết đều tăng giá trị khi ra thị trường. Cụ thể, cà phê, hồ tiêu của các thành viên Hợp tác xã thường bán được giá cao hơn mặt bằng chung của thị trường. Tuy giá cao hơn nhưng cà phê, hồ tiêu của Hợp tác xã luôn dễ tiêu thụ do đảm bảo về chất lượng.

Nhờ sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững, nhiều năm qua, HTX Đoàn Kết đã trở thành đơn vị chuyên cung cấp cà phê nhân xô, hồ tiêu chất lượng cao cho nhiều thị trường như TP.HCM, Long An, Đắk Lắk, Đắk Nông...

Sản phẩm cà phê bột Rừng Lạnh của Hợp tác xã được sản xuất bằng phương pháp chế biến ướt nên giữ được hương vị đặc trưng, tự nhiên, đã được tỉnh Đắk Nông công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và được nhiều người tiêu dùng ưa thích.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài cuối] Lo lắng vẫn còn

QUẢNG BÌNH Lượng thú y cơ sở tại Quảng Bình mới được tái lập chưa tròn một năm, nay đứng trước những thách thức mới khi chủ trương bỏ cấp huyện được triển khai trên toàn quốc.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.