| Hotline: 0983.970.780

Đốt trấu không khói

Thứ Hai 03/08/2009 , 10:48 (GMT+7)

Kỹ thuật đốt trấu không khói nhằm dùng hết năng lượng thoát ra từ khói và nhờ đó hạn chế ô nhiễm.

Việc đốt trấu nơi các lò gạch và cơ sở công nghiệp ở nhiều địa phương nay bị cấm, nhưng không phải là phủ nhận giá trị năng lượng của nó. Vỏ trấu cho nhiệt lượng vào hàng cao đến gần 15MJ tức 3.585kcal mỗi kg, lại có sẵn quanh năm và là phụ phẩm quan trọng của nền nông nghiệp lúa gạo. Không đốt, trấu chất đầy đồng ruộng hoặc trôi theo nước thành dòng sông trấu!

Vấn đề của việc đốt trấu là tạo ra khói, bụi và tro làm hại đến đất, nước, không khí và hoa màu của nhiều vùng dân cư như Sa Đéc (Đồng Tháp) hay Châu Thành (An Giang). Ở các nước khác người ta không cấm mà còn khuyến khích sử dụng trấu bằng cách chỉ dẫn nông dân làm bếp không khói và các cơ sở công nghiệp nông thôn khí hóa trấu để đốt lò thay cho điện, gas hay than, củi.

Kiểu đốt trấu truyền thống tạo ra khói mang theo đến 55% nhiệt lượng. Tổ hợp khói gồm 3 chất không cháy là hơi nước (H2O), khí ni-tơ (N2), khí carbonic (CO2) và 8 chất cháy là methanol (CH3OH), nhựa than (CxHyO), acetone (CH3COCH3), acid acetic (CH3COOH), carbon monoxide (CO), khí hy-drô (H2), khí mê-tan (CH4) và bụi than (C). Chưa hết, hiệu suất sử dụng nhiệt của kiểu đốt cũ này ít khi vượt quá 9-10%, một sự phí phạm lớn!

Kỹ thuật đốt trấu không khói nhằm dùng hết năng lượng thoát ra từ khói và nhờ đó hạn chế ô nhiễm. Các thành phần cháy sẽ phản ứng ngay trong lò để tổ hợp lại thành hơi nước và khí carbonic trong khi phóng thích ra lượng sức nóng rất lớn. Hiện nay nước ta đã có khá nhiều kiểu bếp không khói, một số đã được công bố trên các báo đài. Nhưng ngành ngân hàng vẫn chưa vào cuộc để thúc đẩy quá trình sản xuất nhằm giúp cho mỗi nhà có một bếp lò vừa hợp vệ sinh, vừa tiết kiệm chất đốt.

Nhiều bếp đốt trấu không khói gọi là bếp hơi trấu đạt đến hiệu suất gần 30%. Ở miền Nam nhiều lò sấy lúa dùng bộ khí hóa (gasifier) vỏ trấu hai buồng do các cơ sở cơ khí địa phương sản xuất. Tính toán sơ bộ cho thấy hiệu suất khí hóa trong khoảng 55-60% với việc sử dụng 6-8kg trấu/giờ, tạo ra 10-12m3 khí gas và tổng nhiệt lượng 10.000-15.000kcal. Tuy vậy công suất sử dụng để sấy lại không cao, khoảng 4,5kW cho mẻ 6 tấn, điều này cho thấy cần thiết kế lại lò sấy để dùng hết năng lượng.

Kiểu đốt công nghiệp gọi là khí hóa vỏ trấu nay có khả năng thay thế khí hóa lỏng LPG vốn rất mắc mỏ. Một bộ khí hóa liên tục 1 buồng gọn nhẹ sử dụng 8,3kg trấu/giờ có thể tạo ra công suất 19kW, đạt đến hiệu suất 63% trong khi chỉ cần một người vận hành. Trấu được cho chảy xuống từ trên, gió cũng được bơm từ trên và tiến trình khí hóa diễn ra trong buồng phản ứng ở nhiệt độ thấp khoảng 117-205oC, tạo ra dòng khói dày đặc trước khi chuyển hết thành gas ở đầu mỏ đốt.

Tro sinh ra trong buồng phản ứng là loại tro hoàn toàn đen xốp gọi là biochar, được đẩy ra bể tro nhờ luồng gió vốn giữ 3 chức năng là điều khiển quá trình khí hóa, làm mát buồng phản ứng, và vận chuyển tro ra không để tắc lò. Muốn có loại tro trắng không kết tinh hoạt tính cao để làm nguyên liệu công nghiệp người ta điều chỉnh tốc độ gió sao cho nhiệt độ trong buồng phản ứng lên cao trong khoảng 480-530oC và không đạt đến nhiệt độ kết tinh silic trên mức 650oC.

Việc phổ biến bếp đốt không khói và hướng dẫn sử dụng kỹ thuật khí hóa vỏ trấu sẽ rất có ích cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn, một mặt khai thác hiệu quả một nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ, mặt khác không để ô nhiễm môi trường mà thu thêm được lợi từ các tro đốt.

Xem thêm
Rủi ro dịch bệnh bùng phát vì... tiếc tiền tiêm vaccine cho gia súc

Chăn nuôi nhỏ lẻ gây khó khăn lớn trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên gia súc ở vùng cao Bát Xát (Lào Cai).

Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi, Nam Định tổng lực dập dịch

Tỉnh Nam Định phát công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương tổng lực dập dịch sau khi xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 2 xã thuộc 2 huyện.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Thực hiện cao điểm chống khai thác IUU trên vùng biển Tây Nam bộ

ĐBSCL Chi cục Kiểm ngư Vùng V đã thành lập 3 Đoàn công tác, huy động tối đa lực lượng, phương tiện thực hiện cao điểm chống khai thác IUU trên vùng biển Tây Nam bộ.

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.