| Hotline: 0983.970.780

Đáng nể 'nhà khoa học' chân đất sáng chế ra máy đào, xới đa năng và máy hái cà phê

Thứ Tư 15/08/2018 , 07:30 (GMT+7)

Dù không cho bất cứ bằng chuyên môn nào nhưng với niềm say mê cơ khí, nông dân Đỗ Đức Quang (tổ 7, phường Trà Bá, TP.Pleiku, Gia Lai) đã có gần 50 năm mày mò, nghiên cứu sáng chế ra những chiếc máy nông nghiệp độc đáo, hỗ trợ nông dân tăng năng suất cây trồng.

Năm 1972, Đỗ Đức Quang rời quê hương (Quảng Nam) lên Gia Lai lập nghiệp. Ban đầu ông làm phụ việc cho một xưởng máy, sau đó thì về làm cho Hợp tác xã Cơ khí Bảo Toàn với công việc sửa máy cưa, máy cắt cỏ, máy nổ cầm tay…

“Nhờ được “cọ xát” thực tế nên tôi học được rất nhiều kiến thức về máy móc. Nhận thấy nhu cầu của người nông dân rất cần các loại máy móc SX, năm 2008 tôi đã nghiên cứu và sáng chế ra máy đào, xới đa năng. Chiếc máy này không chỉ có chức năng đào hố cà phê, xới rãnh tạo bồn mà còn có thể bón phân, ép xanh… giúp bà con nâng cao hiệu quả SX”, ông Đỗ Đức Quang cho biết.

09-52-50_ch_con_ong_qung
Hai cha con ông Quang

Đang sử dụng chiếc máy đào, xới đa năng do ông Đỗ Đức Quang sáng chế, anh Lê Thanh Việt (thôn An Lộc, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) tấm tắc khen: “Tôi mua chiếc máy này được hơn 2 năm nay với giá 13 triệu đồng, dùng rất tốt và ổn định. Đặc biệt, chức năng đào rãnh đạt hiệu quả gấp 5 lần so với đào thủ công, trong khi chi phí xăng không đáng kể (chỉ khoảng 5 lít xăng có thể đào cho 500 cây). Ngoài dùng cho gia đình tôi còn cho anh em trong thôn mượn về làm, máy dùng tiện lợi, hiệu quả cao nên ai cũng thích”.

Thành công từ chiếc máy đào xới đa năng, năm 2011 ông Quang tiếp tục nghiên cứu, sáng chế ra sản phẩm thứ hai là máy hái cà phê.

Theo anh Lê Trung Khánh (xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah) thì chiếc máy hái cà phê như “vị cứu tinh” của gia đình. “Cứ đến mùa thu họach cà phê là khát công lao động, thuê người rất khó khăn. Nhờ sử dụng chiếc máy hái cà phê nên gia đình đã chủ động hơn trong thu hoạch. Khâu thu hoạch đạt hiệu quả gấp đôi so với trước đây, ông Khánh cho biết.

09-52-50_my_thu_hi_c_phe
Máy thu hái cà phê

Điểm ưu việt của chiếc máy này theo ông Khánh là cành sau thu hoạch vẫn phát triển rất tốt vì vậy đã có hơn chục gia đình trong thôn tin tưởng, mua về sử dụng.

Điều khiến ông Đỗ Đức Quang vui hơn cả là cậu con trai út có chung niềm đam mê và đang tiếp nối công việc cùng với cha. Từ bỏ công việc kỹ sư cầu đường, Đỗ Đức Sang quyết định theo cha học chế tạo, sửa chữa máy nông nghiệp.

Như được thừa hưởng gen “di truyền” sáng chế từ cha, Sang đã cùng cha nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp chiếc máy đào, xới thêm nhiều chức năng hơn. Thay vì chỉ sử dụng cho cây cà phê giờ chiếc máy này có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác, phù hợp với nhiều địa hình khác nhau…

“Người dân các tỉnh miền Tây có thể mua để phục vụ trồng mít, người dân tỉnh Thái Nguyên mua về để phục vụ trồng chè, ở tỉnh Thanh Hóa thì phục vụ trồng mía, Nha Trang trồng xoài…”, Đỗ Đức Sang nói. 

“Tiếng lành đồn xa”, sản phẩm máy đào, xới của hai cha con ông Quang sau khi cải tiến đã được nông dân ở khắp nơi đặt mua, bình quân mỗi năm cơ sở cơ khí Đức Quang sản xuất cung cấp cho người nông dân từ 400 - 500 sản phẩm. Hiện hai cha con ông Quang đang tiếp tục nghiên cứu để chế tạo chiếc máy xay cỏ, rác để làm phân bón.

Đỗ Đức Sang chia sẻ: “Đây là loại máy rất cần thiết cho người dân, có thể tận dụng các nguồn rác, cỏ trong vườn để làm nguyên liệu bón phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng, vừa sạch vừa tiết kiệm chi phí…”.

09-52-50_do_rnh_cho_vuon_ho_tieu
Đào rãnh cho vườn hồ tiêu

Đánh giá về những sáng chế của ông Đỗ Đức Quang, Giám đốc Sở KH-CN Gia Lai - Lưu Trung Nghĩa cho rằng, đây là những sáng chế rất hữu dụng đã được các nhà chuyên môn đánh giá cao; là giải pháp cơ giới hóa nông nghiệp rất tiện ích và thiết thực cho nhà nông. Thời gian tới, Sở sẽ hướng cho cơ sở thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ đăng ký bảo hộ sản phẩm, đăng ký kiểu dáng công nghiệp... đồng thời giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ.

Những sáng chế của nông dân Đỗ Đức Quang đã được ghi nhận với rất nhiều bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận của các tổ chức, chính quyền địa phương. Năm 2015 ông được vinh danh là nhà sáng chế không chuyên và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt mới đây, hai sản phẩm “Máy đào xới đa năng và máy hái cà phê” của ông được tỉnh công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018.

 

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất