Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Năm, 1/5/2025 16:25 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội 'xuất ngoại' kích thích dừa uống nước ở Bình Định phát triển

Thứ Ba 08/10/2024 , 13:49 (GMT+7)

Dừa uống nước ở Bình Định được Trung Quốc cấp 5 mã số vùng trồng, là cơ hội để địa phương có diện tích dừa lớn thứ 5 cả nước phát triển cây trồng này.

Niềm vui “xuất ngoại”

Theo ông Kiều Văn Cang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định, Trung Quốc vừa cấp cho Bình Định 5 mã số vùng trồng đối với dừa xiêm uống nước. Trong đó, huyện Phù Cát được cấp 4 mã số, gồm: 3 vùng dừa xiêm ở các thôn Hội Vân, Hòa Đại, Tùng Chánh thuộc xã Cát Hiệp và thôn Phú Kim thuộc xã Cát Trinh; cùng lúc, dừa uống nước ở huyện Hoài Ân được cấp 1 mã số tại xã Ân Thạnh.

Trong những ngày này, người trồng dừa xiêm uống nước ở huyện Phù Cát vô cùng phấn khởi khi quả dừa tươi đã có “giấy thông hành” xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, đây là cơ hội để quả dừa tươi ổn định được giá bán và thị trường tiêu thụ.

Chủ doanh nghiệp chuyên thu mua, xuất khẩu trái cây ở Bến Tre đến thăm vườn dừa của anh Lê Đình Mẫn (46 tuổi) ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Chủ doanh nghiệp chuyên thu mua, xuất khẩu trái cây ở Bến Tre đến thăm vườn dừa của anh Lê Đình Mẫn (46 tuổi) ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Lương Văn Khoa, Phó Phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, hiện trên địa bàn huyện này đang có gần 1.200ha dừa xiêm uống nước; trong đó, diện tích dừa đang cho quả hiện có khoảng 1.160ha, sản lượng đạt 17.340 quả/năm. Dừa xiêm uống nước ở Phù Cát cho thu hoạch bình quân 85 quả/cây/năm, trọng lượng quả cân nặng bình quân 2kg/quả.

Theo ông Kiều Văn Cang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định, hiện trên địa bàn Bình Định có khoảng gần 2.300ha dừa uống nước; năng suất bình quân đạt 119,3 tạ/ha, sản lượng 111.358 tấn/năm. Trước nay, dừa xiêm ở Bình Định chủ yếu được tiêu thụ nội tỉnh và các thị trường lân cận. Với sự ký kết Nghị định thư về xuất khẩu dừa sang Trung Quốc, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ dừa xiêm hứa hẹn sẽ tăng cao.

Anh Lê Đình Mẫn hái dừa để khách uống thử. Ảnh: V.Đ.T.

Anh Lê Đình Mẫn hái dừa để khách uống thử. Ảnh: V.Đ.T.

Mở rộng diện tích

Anh Lê Đình Mẫn (46 tuổi), người đang sở hữu gần 300 gốc dừa xiêm uống nước trên diện tích 14 sào đất vườn (500m2/sào) ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) không giấu được vui mừng khi chủ một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây ở Bến Tre đến tận vườn nhà anh để uống nước dừa hái từ vườn nhằm thử chất lượng nước.

Anh Mẫn cho biết: “Biết ý định của ông, tôi leo hái ngay buồng dừa để cho ông uống thử. Uống xong ông tấm tắc khen ngon. Ông ấy cho rằng nước dừa ở đây có độ ngọt đạt trên 9 độ Brix, ngọt hơn dừa Bến Tre và ông quyết định sẽ về Phù Cát đặt nhà máy sơ chế để thu mua, xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc”.

Những năm gần đây, theo khuyến cáo của ngành chức năng huyện Phù Cát, anh Mẫn chăm sóc vườn dừa của mình theo hướng hữu cơ. Tuyệt đối không sử dụng phân hóa học, chỉ bón phân chuồng trộn với chế phẩm Trechoderma. Thuốc BVTV phòng trừ bệnh cho dừa anh cũng dùng thuốc sinh học, không dùng thuốc hóa học.

Chủ doanh nghiệp ở Bến Tre uống thử dừa ở Hoài Ân (Bình Định), đánh giá dừa Bình Định có vị ngọt đạt trên 9 độ Brix. Ảnh: V.Đ.T.

Chủ doanh nghiệp ở Bến Tre uống thử dừa ở Hoài Ân (Bình Định), đánh giá dừa Bình Định có vị ngọt đạt trên 9 độ Brix. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Lương Văn Khoa, Phó Phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, người trồng dừa sợ nhất là kiến gương. Khi cây dừa bắt đầu cho quả là kiến gương xuất hiện đục đọt dừa. Cây dừa mà bị kiến gương xơi mất đọt thì kể như người trồng mất thu hoạch, vì nó sẽ chẳng cho quả. Còn bọ cánh cứng thì chỉ gây hại lá dừa làm mất năng suất.

“Người trồng dừa ở Phù Cát xử lý kiến gương bằng cách treo những bịch muối hạt trên bẹ dừa, muối ra nước nhỏ xuống đọt dừa sẽ ngăn chặn được nạn kiến gương gây hại. Còn bọ cánh cứng thì bà con phun thuốc sinh học để diệt”, ông Lương Văn Khoa cho hay.

Theo ông Kiều Văn Cang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định, đến năm 2025, diện tích dừa ở Bình Định sẽ tăng từ 9.352ha lên 9.520ha, năng suất đạt 124,7 tạ/ha, sản lượng dự kiến là 116.400 tấn.

“Đến năm 2030, diện tích sẽ mở rộng lên 10.000ha với năng suất 122 tạ/ha, sản lượng đạt 117.730 tấn. Trong đó, diện tích dừa xiêm sẽ chiếm 35,5%, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dừa tươi uống nước ngày càng tăng”, ông Kiều Văn Cang cho hay.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.