| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi gà đồi Yên Thế theo chuỗi giá trị

Thứ Sáu 02/08/2024 , 11:13 (GMT+7)

Hình thành các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao chất lượng, giá trị cho gà đồi Yên Thế là hướng đi đúng đắn.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế đồi bãi rộng, có tán cây vải thiều, nhãn che bóng mát, nông dân huyện Yên Thế, Bắc Giang đã phát triển mạnh chăn nuôi gà thả vườn đồi. Chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế đã trở thành ngành sản xuất chính, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội của huyện phát triển nhanh, bền vững, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa trong giai đoạn hội nhập.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế đồi bãi rộng, có tán cây vải thiều, nhãn che bóng mát, nông dân huyện Yên Thế, Bắc Giang đã phát triển mạnh chăn nuôi gà thả vườn đồi. Chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế đã trở thành ngành sản xuất chính, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội của huyện phát triển nhanh, bền vững, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa trong giai đoạn hội nhập.

Huyện Yên Thế hiện đã hình thành các vùng chăn nuôi gà vườn đồi tập trung tại các xã như: Đồng Tâm, Đồng Kỳ, Canh Nậu, Tiến Thắng, Tam Hiệp, Tam Tiến... với gần 4.000 hộ chăn nuôi thường xuyên. Hằng năm, các hộ chăn nuôi cung cấp ra thị trường 12 - 14 triệu con gà thịt và trên 10 triệu quả trứng, giá trị sản xuất khoảng 1.500 tỷ đồng.

Huyện Yên Thế hiện đã hình thành các vùng chăn nuôi gà vườn đồi tập trung tại các xã như: Đồng Tâm, Đồng Kỳ, Canh Nậu, Tiến Thắng, Tam Hiệp, Tam Tiến... với gần 4.000 hộ chăn nuôi thường xuyên. Hằng năm, các hộ chăn nuôi cung cấp ra thị trường 12 - 14 triệu con gà thịt và trên 10 triệu quả trứng, giá trị sản xuất khoảng 1.500 tỷ đồng.

Mô hình trang trại nuôi gà liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Yên Thế của gia đình chị Hoàng Thị Hậu (1978), thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, Bắc Giang. Gia đình chị Hậu nuôi gà theo hình thức gối vụ, mỗi lứa khoảng 1.000 con, thời gian nuôi khoảng 5 tháng.

Mô hình trang trại nuôi gà liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Yên Thế của gia đình chị Hoàng Thị Hậu (1978), thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, Bắc Giang. Gia đình chị Hậu nuôi gà theo hình thức gối vụ, mỗi lứa khoảng 1.000 con, thời gian nuôi khoảng 5 tháng.

Ban ngày, gà đi kiếm ăn quanh đồi, điều này đã giúp cho thịt gà rất chắc, không bị bở và nhão như loại gà công nghiệp. Đêm đến chúng sẽ thường ngủ trên các loại cây như cây nhãn hoặc cây vải, vào những hôm trời mưa bão thì sẽ đi vào chuồng ngủ.

Ban ngày, gà đi kiếm ăn quanh đồi, điều này đã giúp cho thịt gà rất chắc, không bị bở và nhão như loại gà công nghiệp. Đêm đến chúng sẽ thường ngủ trên các loại cây như cây nhãn hoặc cây vải, vào những hôm trời mưa bão thì sẽ đi vào chuồng ngủ.

Để nâng cao giá trị của thương hiệu gà đồi, hiện gia đình chị Hoàng Thị Hậu đang chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ. Trong suốt quy trình, gia đình chị rất chú trọng đến vấn đề phòng dịch bệnh với lịch trình tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, tẩy giun sán... nghiêm ngặt. Nuôi gà thả đồi nên chuồng chỉ là nơi để gà tránh mưa, nắng và ngủ đêm nên thường không lớn. 

Để nâng cao giá trị của thương hiệu gà đồi, hiện gia đình chị Hoàng Thị Hậu đang chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ. Trong suốt quy trình, gia đình chị rất chú trọng đến vấn đề phòng dịch bệnh với lịch trình tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, tẩy giun sán... nghiêm ngặt. Nuôi gà thả đồi nên chuồng chỉ là nơi để gà tránh mưa, nắng và ngủ đêm nên thường không lớn. 

Giây phút thư giãn của một 'chú gà' sau thời gian kiếm ăn quanh vườn đồi.

Giây phút thư giãn của một “chú gà” sau thời gian kiếm ăn quanh vườn đồi.

Chị Hoàng Thị Hậu, người có kinh nghiệm nuôi gà đồi Yên Thế hơn 10 năm cho hay, khó khăn lớn nhất của người chăn nuôi gà đồi Yên Thế là giá cả bấp bênh, thị trường không ổn định. Việc liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Yên Thế giúp gia đình chị ổn định đầu ra và giá cả, chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích.

Chị Hoàng Thị Hậu, người có kinh nghiệm nuôi gà đồi Yên Thế hơn 10 năm cho hay, khó khăn lớn nhất của người chăn nuôi gà đồi Yên Thế là giá cả bấp bênh, thị trường không ổn định. Việc liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Yên Thế giúp gia đình chị ổn định đầu ra và giá cả, chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích.

Cơ sở giết mổ gia cầm công suất tối đa 400 con/giờ của Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế, tuy nhiên hiện nay mới chỉ hoạt động khoảng 150 - 200 con/giờ. Đối với sản phẩm gà đồi của thành viên và các hộ chăn nuôi có liên kết với Hợp tác xã được chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật của Hợp tác xã, có sổ sách theo dõi, quản lý, bảo đảm thời gian nuôi cũng như thời gian cách ly các loại thuốc kháng sinh trước khi xuất bán ra thị trường theo quy định.

Cơ sở giết mổ gia cầm công suất tối đa 400 con/giờ của Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế, tuy nhiên hiện nay mới chỉ hoạt động khoảng 150 - 200 con/giờ. Đối với sản phẩm gà đồi của thành viên và các hộ chăn nuôi có liên kết với Hợp tác xã được chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật của Hợp tác xã, có sổ sách theo dõi, quản lý, bảo đảm thời gian nuôi cũng như thời gian cách ly các loại thuốc kháng sinh trước khi xuất bán ra thị trường theo quy định.

Với mục tiêu đưa ra thị trường với những sản phẩm chất lượng, Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế được coi là đơn vị tiên phong trong sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản. Trong đó, Hợp tác xã đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất gà đồi Yên Thế theo chuỗi.

Với mục tiêu đưa ra thị trường với những sản phẩm chất lượng, Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế được coi là đơn vị tiên phong trong sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản. Trong đó, Hợp tác xã đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất gà đồi Yên Thế theo chuỗi.

Sản phẩm khô gà lá chanh của Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Yên Thế. Các sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế được kiểm tra chặt chẽ, đầy đủ các yêu cầu về thời gian chăn nuôi cũng như chất lượng sản phẩm, được dán tem truy xuất nguồn gốc trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Sản phẩm khô gà lá chanh của Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh Yên Thế. Các sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế được kiểm tra chặt chẽ, đầy đủ các yêu cầu về thời gian chăn nuôi cũng như chất lượng sản phẩm, được dán tem truy xuất nguồn gốc trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Xem thêm
Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất