| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Cao Đức Phát thị sát tình hình khô hạn tại Bình Thuận

Chủ Nhật 21/02/2016 , 19:27 (GMT+7)

Ngày 21/2, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu đi thị sát tình hình khô hạn tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, nơi đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hiện tượng El-Nino.

18-06-50_bo-truong-chi-do-chong-hn-ti-binh-thun
Bộ trưởng chỉ đạo chống hạn tại Bình Thuận

Tại khu tưới Phan Rí - Phan Thiết (huyện Bắc Bình), báo cáo với Bộ trưởng, ông Nguyễn Hữu Phước, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, do chịu tác động của El-Nino, trong mùa khô 2016, dòng chảy trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang giảm dần và có khả năng thiếu hụt; nguy cơ thiếu nước có khả năng xảy ra sớm hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

Tính đến ngày 19/2, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh chỉ còn 111,3 triệu/216,5 triệu m3, đạt 51,4% dung tích thiết kế.

Ngoài ra, lượng nước trữ tại hồ chứa Đại Ninh chỉ còn 73,29/251,73 triệu m3, giảm 59,62 triệu m3 so với cùng kỳ năm ngoái và hồ chứa Hàm Thuận là 336,24 triệu m3/522,50 triệu m3, giảm 96,709 triệu m3 so với cùng kỳ năm ngoái. Do lượng nước thiếu hụt nghiêm trọng trong mùa khô năm 2016 nên đã ảnh hưởng lớn đời sống, sinh hoạt và SXNN trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, vụ ĐX 2015-2016, toàn tỉnh gieo sạ 21.309 ha lúa, giảm gần 13.000 ha so với ĐX năm ngoái. Tuy nhiên, do hạn hán đến sớm, đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 50 ha lúa bị chết do thiếu nước tập trung tại huyện Hàm Tân và xã vùng cao Mê Pu (Đức Linh). Ngoài ra, còn có khoảng 461 ha lúa, hoa màu ở huyện Đức Linh bị thiếu nước do lưu lượng nước xả từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi thấp.

“Nếu thời tiết trong thời gian tới tiếp tục nắng hạn thì dự kiến sẽ có khoảng 3.000 ha lúa trong kế hoạch tại xã vùng cao huyện Tánh Linh và nhiều diện tích cây lâu năm như cao su, cà phê, tiêu, điều trên địa bàn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, ông Phước nói.

18-06-50_binh-thun-chiu-nh-huong-nghiem-trong-do-hn-hn
Bình Thuận chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do hạn hán

Không chỉ ảnh hưởng SXNN, tình hình khô hạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn khiến 40.000 hộ dân huyện Hàm Tân thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra nhiều công trình cấp nước (CTCN) sinh hoạt có nguy cơ thiếu hụt nguồn nước trong vài tháng tới.

Cụ thể, như hồ Suối Hoay thuộc CTCN Tân Minh (Hàm Tân) chỉ còn khoảng 20.000m3 nên hồ sẽ cạn kiệt vào khoảng giữa tháng 3/2016. CTCN xã Tân Thắng (Hàm Tân) cấp nước cho 3 xã Tân Thắng, Thắng Hải và Sơn Mỹ sẽ ngừng hoạt động hoạt động hoàn toàn vào cuối tháng 2/2016 do nguồn nước tại đập dâng Cô Kiều cạn kiệt…

Đứng trước tình hình trên, để khắc phục tình hình hạn hán, bảo đảm nước tưới và cấp nước sinh hoạt cho người dân trong vụ ĐX 2015-2016 và mùa khô 2016, UBND tỉnh Bình Thuận kiến nghị với Thủ tướng, các Bộ ngành Trung ương và Tổng cục Thủy lợi hỗ trợ thực hiện những công việc cấp bách như chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia duy trì thời gian, lưu lượng chạy máy phát của 2 nhà máy thủy điện Đại Ninh và Hàm Tân - Đa Mi theo kế hoạch đã thống nhất; đẩy nhanh tiến độ thi công công trình kênh dẫn nước từ hồ Sông Dinh 3 về đập Cô Kiều (xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân).

Đề nghị Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng quan tâm hỗ trợ cho tỉnh 400 tấn lúa giống và 15 tấn bắp giống để cung cấp cho người dân SX vụ HT khi có mưa đến.

Về lâu dài, tỉnh cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét đầu tư xây dựng hồ La Ngà; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ Ka Pét để bổ sung nguồn nước chống hạn cho các huyện phía nam của tỉnh; xem xét hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng tuyến kênh nối mạng chuyển nước về Cà Giây - Cây Cà (20km còn lại) để cấp nước chống hạn cho huyện Tuy Phong.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao công tác chủ động phòng chống hạn trong thời gian qua của tỉnh Bình Thuận. Theo dự báo, trong thời gian tới, hiện tượng El Nino tiếp tục diễn ra khốc liệt, mà Bình Thuận là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề. Trên cơ sở nguồn nước tích trữ được, Bộ trưởng yêu cầu tỉnh sử dụng thật tiết kiệm, đồng thời chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, nhất là giảm diện tích lúa.

Bộ trưởng cũng đã thống nhất với các đề nghị của tỉnh các kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm hỗ trợ địa phương hơn 106 tỷ đồng khắc phục hạn hán. Nhất là, đề nghị Thủ tướng xem xét tiếp tục bổ sung nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến kênh cấp nước Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân để phục vụ công tác chống hạn lâu dài của tỉnh…

18-06-50_cc-ho-chu-binh-thun-dng-o-muc-thp
Các hồ chứa Bình Thuận đang ở mức thấp

Thị sát tại 2 kênh mương Cà Giây - Tà Pao và kênh Lòng Sông - Đá Bạc và hồ Đá Bạc được chính quyền địa phương và người dân báo cáo về những thiệt hại do hạn hán gây ra kể từ năm 2014-2015 với 5 vụ liền 2 xã Vĩnh Tân và Vĩnh Hảo phải ngừng SX. Riêng vụ ĐX 2015-2016, nhờ thông tuyến kênh hồ Lòng Sông tiếp nước Đá Bạc nên vụ này người dân 2 xã trên mới SX được trên 300 ha, trong đó 154 ha lúa.

Bộ trưởng lưu ý, lãnh đạo địa phương cần có phương án điều tiết nước phù hợp; ưu tiên cho phương án nào mà nhiều người dân được hưởng lợi từ nguồn nước nhất như: các cây trồng chịu hạn, cây trồng chuyển đổi ít sử dụng nước.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất