| Hotline: 0983.970.780

Bayer và OUCRU ra mắt nền tảng giáo dục trực tuyến 'Công tắc khoa học'

Thứ Sáu 29/10/2021 , 15:51 (GMT+7)

Nền tảng do Bayer và đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) xây dựng nhằm giúp thanh thiếu niên tiếp cận giáo dục khoa học online trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Sự kiện ra mắt “Công tắc khoa học” diễn ra trực tuyến trên Fanpage Khoa học trường học của OUCRU vào ngày 24/10/2021 với sự tham gia của đại diện ban dự án, các nhà khoa học, nhóm biên tập văn phòng khoa học trẻ và các em học sinh.

“Công tắc khoa học” là một nhánh của chương trình “Khoa học phiêu lưu kí” mà Bayer và OUCRU đã triển khai từ năm 2018.

Dự án "Công tắc khoa học" do Bayer và đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) xây dựng nhằm giúp học sinh, sinh viên tiếp cận giáo dục khoa học online trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các sinh viên, học sinh trên toàn cầu không thể học tập trung, thay vào đó, hình thức học tập trực tuyến trở thành một trong các phương án tối ưu nhằm hạn chế sự gián đoạn quá trình học tập của các em.

Mục tiêu của dự án là giúp ít nhất 100.000 thanh thiếu niên, các giáo viên bộ môn khoa học và những người ham học hỏi trên toàn quốc tiếp cận kiến thức khoa học dễ dàng và sinh động hơn thông qua nền tảng kỹ thuật số. Đây là một nỗ lực không ngừng của ban dự án nhằm mở rộng cơ hội cho thế hệ thanh thiếu niên tiếp cận giáo dục về khoa học tại Việt Nam.

Các bạn học sinh hào ứng tham gia đố vui trong sự kiện ra mắt 'Công tắc khoa học'. 

Các bạn học sinh hào ứng tham gia đố vui trong sự kiện ra mắt “Công tắc khoa học”. 

Việc ra mắt kênh trực tuyến “Công tắc khoa học” trong giai đoạn này là một bước tiến của toàn dự án trong hành trình hỗ trợ giáo dục, gắn kết và truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo của các nhà khoa học, kỹ sư, nhà công nghệ và nhà sáng chế Việt Nam.

Kênh “Công tắc khoa học” bao gồm các hoạt động dựa trên ba hình thức học tập: Video khoa học (học thông qua thực hành), Truyện tranh khoa học (học thông qua đọc hiểu) và Podcast khoa học (học thông qua nghe hiểu). Các hoạt động này sẽ được đăng hàng tuần trên Fanpage Khoa học trường học của OUCRU và đồng thời cũng được chia sẻ trên các kênh Facebook khác để góp phần lan tỏa đến đông đảo học sinh, giúp các bạn tiếp cận kiến thức, thực hành khoa học, giao lưu với nhau và với các nhà khoa học.

Trong suốt quá trình phát triển và sản xuất các ấn phẩm cho kênh “Công tắc khoa học”, dự án luôn có các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học tham gia tư vấn và trực tiếp biên soạn nội dung.

Ông Chu Việt Hà, Giám đốc nhánh Khoa học Cây trồng, Bayer Việt Nam chia sẻ về chương trình 'Khoa học phiêu lưu kí' và sáng kiến 'Công Tắc Khoa Học'. 

Ông Chu Việt Hà, Giám đốc nhánh Khoa học Cây trồng, Bayer Việt Nam chia sẻ về chương trình “Khoa học phiêu lưu kí" và sáng kiến “Công Tắc Khoa Học”. 

Ông Chu Việt Hà, Giám đốc nhánh Khoa học Cây trồng, Bayer Việt Nam chia sẻ trong buổi ra mắt dự án: “Trong hơn 150 năm, Bayer đã sử dụng khoa học và trí tưởng tượng để giúp xã hội nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng. Khoa học không chỉ diễn ra trong phòng thí nghiệm, mà còn ở xung quanh chúng ta và tiếp năng lượng cho những thứ chúng ta làm hàng ngày. Khoa học cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Chúng tôi hy vọng ‘Making Science Make Sense’ sẽ là sân chơi nuôi dưỡng niềm đam mê và mở rộng kiến thức của các em về khoa học đời sống. Điều này sẽ mở ra cho các em một con đường phát triển đầy hứa hẹn trong tương lai. Đây là một bước tiến khác của Bayer nhằm hỗ trợ thế hệ trẻ bằng cách nâng cao trình độ hiểu biết khoa học, song song với mong muốn mang khoa học vào cuộc sống, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Dự án “Khoa học phiêu lưu kí” lấy ý tưởng từ chương trình Bayer’s “Making science make sense” và được triển khai bởi OUCRU và Bayer Việt Nam từ 2018 tại Long An và TP.HCM. Đến nay, dự án đã tiếp cận hơn 12.000 học sinh và giáo viên.

Trong giai đoạn này, dự án cũng tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ các bạn trẻ tham gia để phát triển nền tảng tốt hơn. Mỗi năm, dự án cũng sẽ tổ chức sự kiện “Gặp gỡ Nhà khoa học”. Đây là cơ hội để các chuyên gia, học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh có thể cùng nhau trò chuyện, chia sẻ cũng như gợi ý về các hoạt động tiếp theo cho dự án “Khoa học phiêu lưu kí”.

Em Đàm Gia Ninh, học sinh lớp 12 trường Đinh Thiện Lý (Q.7, TP.HCM), truyền cảm hứng và đam mê tìm hiểu về khoa học đời sống qua kênh giáo dục trực tuyến 'Công tắc khoa học'. 

Em Đàm Gia Ninh, học sinh lớp 12 trường Đinh Thiện Lý (Q.7, TP.HCM), truyền cảm hứng và đam mê tìm hiểu về khoa học đời sống qua kênh giáo dục trực tuyến “Công tắc khoa học”. 

Một bạn học sinh tham gia dự án chia sẻ: “Các nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội đang dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của học sinh chúng mình. Ngoài việc lên mạng để học chính khóa, xem các chương trình giải trí, chơi game, thì việc xuất hiện một kênh giáo dục như “Công tắc khoa học” rất hữu ích và có thể truyền cảm hứng đến với nhiều học sinh. Mình đã xem các nội dung demo của dự án và tin rằng các bạn học sinh và cả giáo viên, phụ huynh cũng sẽ tìm thấy được những thông tin thú vị khi dự án chính thức triển khai”.

Trong năm học 2021-2022, các nội dung trong “Công tắc khoa học” sẽ xoay quanh chủ đề “Một sức khoẻ”. Đây là một khái niệm sức khỏe toàn cầu, là mô hình liên ngành đề cao sự phối hợp, liên kết lẫn nhau giữa các ngành khoa học sức khỏe con người và động vật cũng như môi trường tự nhiên của chúng ta để đạt được kết quả sức khỏe tốt và toàn diện nhất.

Ông Vũ Duy Thanh, Quản lý Chương trình Khoa học Trường học và Thanh niên tại OUCRU chia sẻ tổng quan và mục tiêu của kênh giáo dục trực tuyến 'Công tắc khoa học'

Ông Vũ Duy Thanh, Quản lý Chương trình Khoa học Trường học và Thanh niên tại OUCRU chia sẻ tổng quan và mục tiêu của kênh giáo dục trực tuyến “Công tắc khoa học”

Ông Vũ Duy Thanh, Quản lý Chương trình Khoa học Trường học và Thanh niên tại OUCRU chia sẻ: “Thông qua dự án “Khoa học phiêu lưu kí”, OUCRU và Bayer hy vọng sẽ mang khoa học đến gần hơn với học sinh, giáo viên và những người yêu thích tìm tòi, khám phá. Cụ thể, với kênh giáo dục trực tuyến “Công tắc khoa học”, chúng tôi kì vọng sẽ mở rộng cơ hội cho học sinh trên khắp cả nước tiếp cận khoa học phù hợp với bối cảnh, xu hướng hiện tại của giáo dục và qua đó góp phần tăng thêm sự yêu thích, bồi đắp các phẩm chất khoa học của các em”.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Phát hiện 33 con bò mắc bệnh lở mồm long móng

QUẢNG NGÃI Phát hiện 33 con bò của 17 hộ dân có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, xã Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) đã khẩn trương khoanh vùng, kiểm soát, không để dịch lan rộng.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất