| Hotline: 0983.970.780

5 năm sau thảm hoạ Fukushima - Robot cũng 'chết'

Thứ Năm 17/03/2016 , 07:10 (GMT+7)

5 năm sau thảm hoạ động đất kèm theo những cơn sóng thần khủng khiếp càn quét qua Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc vẫn đang phải giải quyết những hậu quả nặng nề của nó...

Vào hồi 14h46 ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ richter với tâm chấn cách thành phố Sendai ở bờ biển phía đông đảo lớn Nhật Bản xảy ra và kéo theo nó là những con sóng thần khủng khiếp cao tới 40m đã cướp đi sinh mạng của gần 12.900 người với hơn 2.500 người vẫn mất tích.

Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi lại ở Nhật Bản và là trận động đất mạnh thứ tư thế giới từng được ghi lại từ năm 1900. Nó mạnh đến nỗi mà Honshu - đảo chính Nhật Bản - đã bị dịch chuyển khoảng 2,4m về hướng đông và trục trái đất bị lệch khoảng 10 - 25cm. Những dư chấn của nó thì vượt qua tầng bình lưu và được ghi nhận bởi những vệ tinh tầm thấp ở quỹ đạo. Tuy vậy, thảm hoạ lớn nhất vẫn chưa diễn ra.

Lò phản ứng hạt nhân Fukushima được xây dựng rất chắc chắn để đối phó với các trận động đất và dư chấn của nó nhưng lại có điểm yếu là chịu sóng thần kém. Các lò phản ứng 1,2,3 và 4 đã bị rò rỉ hạt nhân gây ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ nổ Chernobyl năm 1986. Thảm hoạ hạt nhân ở Fukushima cũng là lần đầu tiên sau Chernobyl một thảm hoạ hạt nhân được định mức số 7, mức cao nhất theo chuẩn quốc tế.

5 năm sau thảm hoạ, công việc dọn dẹp khử hạt nhân quanh vùng chịu tác động ở Fukushima vẫn đang được tiếp diễn. Mức phóng xạ chết người - dù mặc bảo hộ - ở một số khu vực trong lò phản ứng có nghĩa là một số công việc dọn dẹp phải được thực hiện bởi robot nhưng xem ra thì "số phận" những con robot này cũng không khá là bao.

Toshiba và TEPCO đã thiết kế và sản xuất ra những mẫu robot được lập trình đặc biệt để có thể "tác nghiệp" dưới nước. Những con robot này sẽ lặn xuống những bể làm mát cũ của nhà máy để lấy những thanh phóng xạ còn mắc kẹt trong đó lại đem đi xử lí.

Khi 5 con robot được "cử" vào những bể làm mát này thì độ phóng xạ quá cao đã làm cho những bảng mạch của chúng bị hỏng và không thể tiếp tục điều khiển được. Tất cả 5 thành viên chưa ai quay lại cả.

Hiện nay mỗi ngày 300 tấn nước nhiễm phóng xạ từ Fukushima vẫn thoát ra biển và hậu quả của nó đến môi trường biển là không thể đo lường. Với việc cả robot cũng "nhiễm phóng xạ" thì xem ra công việc khử phóng xạ ở Fukushima vẫn là rất gian nan.

(Nguồn: Iflscience, Worldnuclear)

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Nguy cơ cháy rừng cao, Lạng Sơn tổ chức trực 24/24 giờ

LẠNG SƠN Tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.