Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 5/5/2025 21:24 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Ve đen hại lúa

Thứ Hai 04/05/2020 , 05:40 (GMT+7)

Những năm qua, các vùng trồng lúa tại khu vực các tỉnh miền Bắc thường xuyên xuất hiện một loài ve đen gây hại, nông dân quen gọi là “ve đen 8 chấm”.

Triệu chứng gây hại của ve đen 8 chấm nhìn từ xa, tại Yên Thành, Nghệ An, 2020.

Triệu chứng gây hại của ve đen 8 chấm nhìn từ xa, tại Yên Thành, Nghệ An, 2020.

Đây là loài dịch hại nông nghiệp tuy không mới, nhưng các thông tin còn quá xa lạ với nông dân Việt Nam.

Chúng chích hút nhựa cây và gây vàng lá lúa thành từng cụm có thể từ một vài khóm lúa đến cả một khoảnh ruộng. Triệu chứng vàng lá rất dễ nhầm lẫn với bệnh vàng lá chín sớm do nấm Gonatophragmium sp, nếu nhìn từ xa chúng ta cũng có thể nhầm lẫn với bệnh vàng lá di động do virus RTYV hoặc triệu chứng ban đầu của bệnh bạc lá vi khuẩn.

Tập tính loài ve đen 8 chấm chỉ tập trung gây hại các khu ruộng gần bờ, đặc biệt các thửa ruộng giáp với đồi núi, bụi cây, trên các lá lúa phía trên, lá có bản to… Sau khi gây hại xong chúng về đó trú ngụ, nên chỉ phát hiện thấy chúng trên ruộng lúa chủ yếu buổi chiều tối.

Ve đen xuất hiện tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Ve đen xuất hiện tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Chúng gây ra triệu chứng vàng nhưng không lùn lụi, để chúng ta phân biệt với bệnh vàng lá di động do virus RTYV. Chỉ vàng một số lá chúng gây hại, khi quan sát từ xa chúng ta thấy một khu ruộng lá vàng, nhưng khi quan sát từng khóm lúa, lá vàng này chỉ ở một số lá, tập trung các lá phía trên, các lá có bản lá to, dài.

Triệu chứng ve đen 8 chấm gây hại làm vàng ngọn lá lúa nhưng không có điểm khởi phát vết đốm như bệnh vàng lá do nấm Gatophragmium sp. Ve đen gây hại làm lá lúa vàng cả phiến lá nhưng gân lá vẫn xanh, chóp lá thường bị vàng toàn bộ nếu hai bên phiến lá cùng bị chích hút.

Đối với triệu chứng vàng do bệnh bạc lá vi khuẩn, khi bị khô, vàng thì phần trên cùng của lá sẽ cong hóp hình lòng mo (nông dân quen gọi hóp mo cau) còn do ve đen gây hại không có triệu chứng cong hóp phần trên của lá như bệnh do vi khuẩn.

Ve đen 8 chấm gây hại trên lúa tại huyện Anh Sơn, Nghệ An, 2020.

Ve đen 8 chấm gây hại trên lúa tại huyện Anh Sơn, Nghệ An, 2020.

Đối tượng gây hại là một loài ve, thuộc họ ve sầu bọt Cercopidae, có tên khoa học là Callitettix versicolor được Fabricius phân loại năm 1794. Chúng phân bố chủ yếu ở Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan và gây hại chủ yếu trên lúa và ngô.

Tên địa phương mỗi nơi gọi bằng những tên khác nhau, thế giới gọi là “bọ xít lúa”, tuy nhiên nếu gọi tên này ở Việt Nam dễ nhầm tưởng với bọ xít dài hại lúa (Leptocorisa acuta) và một số loài bọ xít khác. Vì vậy, chúng ta có thể gọi bằng tên tiếng việt là “ve đen 8 chấm” như nông dân vẫn sử dụng nhiều năm qua.

Giai đoạn sâu non, ve đen 8 chấm được bao bọc bởi một khối bọt, khối bọt này rất dễ vỡ, mỗi khối bọt có thể có từ 1-8 con non, thông thường 1-2 con, giai đoạn này chúng ăn rất mạnh. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, khối bọt này có chứa một số loại pheromon và có liên quan đến hành vi tập trung của loài này.

Ruộng lúa bị ve đen gây hại tại Nghệ An.

Ruộng lúa bị ve đen gây hại tại Nghệ An.

Một số trong sáu hợp chất được xác định trong khối bọt được tạo ra bởi Callitettix versicolor có vai trò là pheromone tổng hợp trong một số loài thuốc bộ cánh nửa. Ngoài ra khối bọt này có thể chứa đến 4 loài khác nhau. Chúng ta cần lưu ý điểm này, thứ nhất là chúng có tập tính gây hại tập trung, thứ 2 là nếu kiểm tra khối bọt có thể có nhiều loài khác nhau.

Trong một số năm gần đây, một số tỉnh phía Bắc đều ghi nhận thấy loài này gây hại trên lúa. Vụ xuân 2020 tại Nghệ An xuất hiện rải rác các huyện như Anh Sơn, Yên Thành, Diễn Châu,… mức độ không lớn, chỉ cục bộ một số thửa ruộng. Chủ yếu trong vụ xuân hàng năm, giai đoạn lúa đòng - trỗ.

Đây là loài sâu hại còn rất ít thông tin phổ biến tại nước ta, sau đây là một số biện pháp quản lý ve đen 8 chấm:

Nhận diện đối tượng ve đen 8 chấm bằng quan sát khá đơn giản. Cơ thể chúng có màu đen, trên cánh có 8 chấm màu, gồm 4 chấm màu trắng phía trước và 4 chấm màu đỏ phía sau cánh, được phân bố đều 2 bên.

Khi các khu ruộng gần bờ thấy lá lúa vàng thì tiến hành kiểm tra, nên kiểm tra đồng ruộng vào buổi chiều, kiểm tra vùng xuất hiện hiện tượng lá vàng, các vùng ruộng gần bờ.

Nên phát quang bờ cỏ, bụi rậm quanh các thửa ruộng, hạn chế nơi trú ẩn của của chúng.

Điều tra phát hiện, xác định mức ảnh hưởng, tiến hành phun phòng trừ nếu cần thiết, chỉ cần phun thuốc khu vực có triệu chứng, không cần phun cả thửa ruộng.

Vì là côn trùng chích hút và không hiện diện liên tục trên ruộng, nên chúng ta chỉ nên sử dụng các thuốc có khả năng nội hấp (lưu dẫn). Có thể sử dụng thuốc có chứa hoạt chất thiamethoxam, imidacloprid,…để phun phòng trừ nếu cần thiết.

Xem thêm
‘Đời du mục' theo vịt chạy đồng

ĐBSCL Hễ nghe nơi nào vừa thu hoạch xong lúa trên đồng, còn trơ gốc rạ và đất đủ mềm là họ liên hệ xin 'mua đồng' để thả vịt.

Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Đi tìm cây chuối phấn vàng trên đất Tổ

Theo chân anh Đinh Mạnh Cường, tổ viên tổ khuyến nông xã Tân Lập, (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) tôi ngược dốc lên núi Chẹn thăm vùng chuối phấn vàng mới được khôi phục.

Krông Nô triển vọng thành điểm sáng nông nghiệp công nghệ cao

ĐẮK NÔNG Với đà phát triển như hiện nay, Krông Nô có triển vọng trở thành điểm sáng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Đắk Nông trong tương lai không xa.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Xuất khẩu cá tra tăng vọt trước sức ép thuế quan

Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Gắn chặt quản lý rừng bền vững với giao khoán đất lâm nghiệp

Giao khoán đất lâm nghiệp từng được kỳ vọng mở ra cơ chế sử dụng đất hiệu quả, gắn người dân với rừng, nhưng sau 30 năm, tỷ lệ khoán dừng ở mức 27%.