| Hotline: 0983.970.780

Vân Đồn xóa sạch phao xốp trong nuôi trồng thủy sản

Thứ Sáu 07/04/2023 , 18:56 (GMT+7)

Để hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, kết hợp bảo vệ môi trường biển, huyện Vân Đồn quyết xóa sạch phao xốp trước ngày 30/4 năm nay.

z3509887949402_1bf9f54cd29bcad3b9ba4dc77e84eaa7

Người dân huyện Vân Đồn đã chuyển dần phao xốp thành phao HDPE trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ở xã Bản Sen (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh), phần lớn người dân nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè bằng vật liệu truyền thống phao xốp, tre, gỗ. Phao xốp có độ nổi mặt nước tốt, nhưng độ bền sử dụng của phao trung bình chỉ từ 2 đến 3 năm.

Do nuôi trồng thủy sản bằng vật liệu phao xốp, lồng, bè gỗ nên mỗi khi mưa bão, người nuôi bị thiệt hại rất nặng nề. Ngoài ra, phao xốp bị phá hỏng, trôi dạt trên biển rất khó thu gom gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng hệ sinh thái. 

Không chỉ có độ nổi tốt như phao xốp, phao nổi và lồng nuôi thủy sản bằng vật liệu nhựa HDPE có kết cấu bền vững, thích ứng được với biến đổi khí hậu, tuổi thọ là khoảng 30 đến 50 năm, có thể thích ứng được với sóng to, gió lớn.

Bên cạnh đó, vật liệu nhựa HDPE rất bền, chịu được va đập cao, an toàn với nguồn nước, không bị ăn mòn, rỉ sét bởi môi trường nước biển. Đặc biệt, chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản bằng nhựa HDPE còn thân thiện với môi trường, hạn chế bị ảnh hưởng tới môi trường nước, con giống sinh trưởng khỏe mạnh.

Hiện nay, trên địa bàn xã Bản Sen có 890 hộ dân nuôi trồng thủy sản, trong đó 70% diện tích vẫn đang sử dụng phao xốp. UBND xã Bản Sen đã vận động một số hộ có điều kiện kinh tế thực hiện chuyển đổi sang vật liệu HDPE trước, sau đó sẽ vận động các hộ còn lại, tiến tới 100% các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn sử dụng vật liệu nổi đạt quy chuẩn của tỉnh. Kết quả trong 3 năm 2019-2022, xã Bản Sen đã cắt bỏ được 160.250 quả phao xốp. Đến tháng 9 năm 2022 đã chuyển đổi được 113.272 quả phao HDPE.

Mặc dù người dân đều cho rằng việc chuyển đổi vật liệu rất phù hợp để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, nhưng giá trị đầu tư cho mỗi lồng nuôi bằng vật liệu HDPE gấp gần 2 lần so với lồng gỗ truyền thống. Chi phí đầu tư ban đầu rất lớn gây khó khăn của hầu hết người nuôi trồng thủy sản trên biển nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp.

Các cơ sở và hộ gia đình nuôi trồng thủy sản nói chung vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trước đây. Bình quân giá bán các loại thủy sản thấp hơn so với các vụ trước dẫn tới người nuôi thủy sản vẫn còn khó khăn để có thể đầu tư mua phao nổi bằng HDPE phù hợp quy chuẩn địa phương để thay thế phao xốp.

Ngoài ra, phần lớn các hộ nuôi từ nhiều năm nay có thói quen sử dụng phao xốp trong nuôi trồng thủy sản nên tâm lý vẫn còn tâm lý e ngại chuyển đổi và sử dụng vật liệu làm phao nổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn.

z3278052873429_2afd0591264218d0c10ac83aab56d3a8

Huyện Vân Đồn quyết tâm xóa toàn bộ phao xốp trước ngày 30/4 năm nay. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông Phạm Văn Long (huyện Vân Đồn) chia sẻ mong muốn ngân hàng có chính sách hỗ trợ lãi suất để người dân vay vốn chuyển đổi lồng nuôi bằng gỗ sang vật liệu HDPE. Các doanh nghiệp có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích cung ứng sản phẩm vật liệu để tháo gỡ khó khăn cho người dân. Cùng với đó, chính quyền địa phương kết nối với các đơn vị sản xuất để cung cấp danh mục, chủng loại, vật liệu, giá cả thông tin rộng rãi cho người dân nắm bắt để lựa chọn đầu tư phục vụ sản xuất.

Ông Trương Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy Vân Đồn, cho biết, lực lượng chức năng của địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu các hộ không mua mới các phao xốp phục vụ làm vật liệu nuôi trồng thủy sản, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, vấn đề thu gom, tiêu hủy các phao xốp sau khi thay thế cũng cần được tính đến để đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

"Tính đến hết năm 2022, huyện đã triển khai chỉ đạo việc chuyển đổi sử dụng vật liệu nổi trong hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với 959 cơ sở nuôi trồng, hết năm đã giảm 352 hộ, giảm trên 1.100 ha so với đầu năm, hiện nay còn 607 hộ đang sử dụng phao xốp; số lượng phao xốp đã cắt bỏ và chuyển đổi 4,2 triệu quả phao, đạt 86%, tổng số phao xốp còn phải chuyển đổi khoảng 700.000 phao. Huyện phấn đấu đến 30/4 sẽ xóa hết phao xốp trên địa bàn", ông Hùng cho biết.

Năm 2023, huyện Vân Đồn tập trung tháo gỡ các vướng mắc về quản lý, sử dụng đất, mặt nước, thực hiện giao đất, cho thuê đất, thuê mặt nước để phục vụ phát triển ngành nuôi trồng theo thẩm quyền. Triển khai xây dựng Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất