| Hotline: 0983.970.780

Trải nghiệm du lịch sinh thái Pù Luông

Chủ Nhật 24/06/2018 , 14:50 (GMT+7)

Dự án “Điều tra lập danh lục khu hệ động thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa” gần đây ghi nhận có 1.542 loài thực vật...

09-39-31_3
Đến với Pù Luông, du khách sẽ hiểu thêm về nét văn hóa của các dân tộc Thái, Mường…

Được thiên nhiên ưu đãi, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cùng với Vườn quốc gia Cúc Phương và Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngỗ Luông (tỉnh Hoà Bình) tạo thành liên khu sinh cảnh đá vôi mang tính toàn cầu, có giá trị đa dạng sinh học cao còn lại duy nhất trên vùng đất thấp miền Bắc Việt Nam.

Dự án “Điều tra lập danh lục khu hệ động thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa” gần đây ghi nhận có 1.542 loài thực vật, trong đó có 42 loài đặc hữu của Việt Nam, 23 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 55 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 106 loài nằm trong sách đỏ Thế giới (IUCN). Các loài thực vật quý hiếm điển hình như: Thông pà cò, thông đỏ bắc, bẻ tùng sọc trắng, đỉnh tùng, lan hài, lan kim tuyến đá vôi…

Về động vật có 908 loài, đáng chú ý là 26 loài trong sách đỏ Việt Nam, 13 loài trong Sách đỏ Thế giới (IUCN), 17 loài được liệt kê vào công ước CITES, 17 loài được ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Điển hình có báo gấm, beo lửa, sơn Dương, gấu ngựa, voọc mông trắng, voọc xám, cầy vằn bắc…

Không chỉ có thế, Pù Luông còn lưu giữ nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những thửa ruộng bậc thang trải dài xanh mướt, những thác nước, những nhà sàn cổ, những khu làng ven rừng, trên đỉnh núi mang dáng vẻ nguyên sơ, những hang động kỳ vỹ. Cùng với đó là nét văn hoá truyền thống của các dân tộc Thái, Mường...

Nhiều chuyên gian nhận định, Pù Luông hội tụ mọi yếu tố phát triển thành điểm du lịch hàng đầu tại Việt Nam. Để phát huy tiềm năng sẵn có, trong tương lai không xa khu Bảo tồn thiên nhiên  Pù Luông sẽ phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa, dã ngoại, mạo hiểm, khám phá.

09-39-31_1
09-39-31_2
Pù Luông có hệ động vật phong phú

 

(Kiến thức gia đình số 25)

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.