| Hotline: 0983.970.780

Thu lợi kép từ nuôi dê kết hợp du lịch

Thứ Ba 28/11/2023 , 06:09 (GMT+7)

NINH BÌNH Hoạt động trải nghiệm chăm sóc dê, thưởng thức món ăn độc đáo được chế biến từ thịt dê… vừa giúp giữ chân khách du lịch vừa gia tăng nguồn thu cho các hộ nuôi.

Theo ông Trịnh Văn Đàm, Giám đốc HTX Du lịch trải nghiệm Quèn Thờ, thôn 12, xã Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình), nuôi dê kết hợp với du lịch sẽ thu được lợi kép. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Trịnh Văn Đàm, Giám đốc HTX Du lịch trải nghiệm Quèn Thờ, thôn 12, xã Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình), nuôi dê kết hợp với du lịch sẽ thu được lợi kép. Ảnh: Trung Quân.

Thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) được biết đến là một địa danh với nhiều di chỉ khảo cổ và di tích lịch sử nổi tiếng. Đây được xem điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển du lịch. Bên cạnh đó, người dân đã tận dụng lợi thế về tự nhiên đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm đặc sản để phục vụ hoạt động du lịch.

HTX Du lịch trải nghiệm Quèn Thờ, thôn 12, xã Đông Sơn là một trong những HTX tiên phong phát triển chăn nuôi dê gắn với du lịch trải nghiệm. Ông Trịnh Văn Đàm, Giám đốc HTX chia sẻ, trước đây người dân trong vùng tận dụng địa hình đồi núi và nguồn lá cây tự nhiên dồi dào phát triển nuôi dê thả đồi.

Khi hoạt động du lịch được đẩy mạnh, các hộ đã tích cực cải tạo không gian, nâng cấp đàn dê để phục vụ du khách có nhu cầu trải nghiệm, vui chơi và thưởng thức các món ăn độc đáo được chế biến từ thịt dê.

Theo ông Đàm, dê khi nuôi đến một độ tuổi nhất định sẽ được dùng làm thực phẩm, nếu đơn thuần nuôi bán thịt thì các hộ chỉ thu được lợi nhuận khi bán dê. Tuy nhiên, nếu kết hợp nuôi dê với du lịch, trong suốt giai đoạn phát triển của dê người nuôi sẽ có thêm một nguồn thu phụ từ việc đưa dê vào làm dịch vụ (khách du lịch tham quan, trải nghiệm chăm sóc dê, chụp ảnh…).

Bên cạnh đó, khi thịt dê được đưa vào chế biến thành các món ăn phục vụ khách du lịch thì giá bán sẽ luôn giữ được ở mức tương đối cao. Hiện, giá dê hơi đang ở mức từ 170.000-180.000 đồng/kg (dê đực), dê cái có giá từ 160.000-165.000 đồng/kg. Đồng thời, các hộ có thể bán dê giống cho những du khách có nhu cầu.  

Để nuôi dê gắn được với du lịch, các yếu tố con giống, thức ăn, chuồng nuôi, chăm sóc, vệ sinh phải được đặc biệt quan tâm. Ảnh: Trung Quân.

Để nuôi dê gắn được với du lịch, các yếu tố con giống, thức ăn, chuồng nuôi, chăm sóc, vệ sinh phải được đặc biệt quan tâm. Ảnh: Trung Quân.

Đặc biệt, phân dê với đặc tính không nóng, không có mùi nặng, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, vi lượng, khoáng là nguồn phân hữu cơ vô cùng chất lượng cho hoa, cây trồng trong khuôn viên khu du lịch.

“Thiên nhiên trong lành, cây cối xanh tươi là một trong những yếu tố quan trọng để giữ chân khách du lịch khi tới trải nghiệm. Do đó, việc tận dụng phân dê làm phân bón hữu cơ vừa giúp tiết kiệm được chi phí, công chăm sóc hoa, cây cảnh vừa an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe, phá vỡ cảnh quan, môi trường”, ông Đàm cho hay.   

Ông Đàm cũng cho rằng, để hoạt động nuôi dê gắn được với du lịch phải đảm bảo nhiều yếu tố như con giống chất lượng, nguồn thức ăn đảm bảo, chuồng nuôi phải được thiết kế tách biệt với khu trải nghiệm, vui chơi; công tác chăm sóc, vệ sinh đàn dê phải được duy trì thường xuyên…

Cụ thể, thông thường dê đực để làm giống sau 4-5 năm phải tiến hành thay mới. Khi dê có biểu hiện chán bãi, chán chuồng nên luân phiên đổi bãi chăn thả mới. Nếu diện tích chăn nuôi nhỏ tốt nhất khi xuất bán hết lứa dê nên để chuồng nuôi, bãi cỏ nghỉ ngơi khoảng 6 tháng để giảm ô nhiễm, lấy lại cân bằng rồi mới vào đàn mới.

Về nguồn thức ăn, dê vừa để khách du lịch trải nghiệm vừa làm thực phẩm nên thức ăn tốt nhất là lá cây rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa các loại thuốc phòng bệnh bằng cách định kỳ tẩy giun sán, ký sinh trùng, giữ gìn vệ sinh chuồng trại.

Khi đến Quèn Thờ, khách du lịch được trải nghiệm chăm sóc dê và thưởng thức các món ăn độc đáo chế biến từ thịt dê. Ảnh: Trung Quân.

Khi đến Quèn Thờ, khách du lịch được trải nghiệm chăm sóc dê và thưởng thức các món ăn độc đáo chế biến từ thịt dê. Ảnh: Trung Quân.

“Hộ nào chú ý tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ thì đàn dê sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon. Hộ nào không chăm sóc để dê khô lông, nhiễm bệnh, phải dùng đến thuốc chẳng còn chất lượng, thậm chí tỷ lệ đứt đầu con rất cao. Khách du lịch tinh ý lắm, ăn một lần không ngon sẽ không bao giờ trở lại, nên xác định chăn nuôi gắn với du lịch chỉ còn cách là chịu khó và nghiêm túc chăm đàn”, ông Đàm khẳng định.

Ông Đàm thông tin thêm, hiện tại trung bình mỗi tháng HTX đón khoảng 500-700 khách du lịch. Để tăng thêm hoạt động trải nghiệm và nguồn thu, ngoài đàn dê HTX đầu tư nuôi hưu để lấy nhung, bán giống phục vụ du khách. Hiện tại, hưu nuôi 1 năm tuổi đạt trọng lượng khoảng 20kg có giá bán khoảng 12-13 triệu đồng, nhung hưu có giá 1,7-1,8 triệu đồng/lạng, đây là nguồn thu không nhỏ cho người nuôi. Quan trọng hơn là đa dạng được sản phẩm để đáp ứng được thị hiếu của khách du lịch.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.