| Hotline: 0983.970.780

Thông tin tiếp về việc Doanh nghiệp xuất 84 hóa đơn "dởm" ở Sơn La: Ai chống lưng?

Thứ Ba 17/11/2020 , 13:14 (GMT+7)

(TN&MT) - Như Báo TN&MT ngày 30/10 phản ánh, Cty TNHH Minh Quang Tây Bắc, tại bản Trại Giống, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La viết 84 hóa đơn “dởm” cho hàng chục doanh nghiệp trên địa bàn trái quy định của pháp luật. Để rồi các doanh nghiệp này không thanh quyết toán được với các dự án, công trình, khiến cho các doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng những số tiền đã nộp và mua bán sản phẩm?

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Công Hoan, Chi hội trưởng Chi hội doanh nghiệp Sông Mã cho biết: Sau khi Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường phản ánh sự việc, thì ngày hôm sau, một lãnh đạo là Phó cục trưởng Cục thuế tỉnh Sơn La đã đến làmviệc tìm hướng “giải quyết” cho các doanh nghiệp. Đến dự buổi họp còn có các cấp chính quyền địa phương như UBND huyện Sông Mã, UBND xã Nà Nghịu. Theo đó, hướng đưa ra là “làm lại”, tức Cty thương mại Hiền Luyến sẽ xuất dần hóa đơn lại cho Cty TNHH Minh Quang Tây Bắc, để đơn vị này xuất lại hóa đơn cho các doanh nghiệp. "Nhưng từ hôm làm việc đến giờ, các doanh nghiệp tại Sông Mã vẫn chưa thấy gì, nên  chúng tôi vẫn chờ…" - ông Hoan cho biết.

  • Ông Phạm Công Hoan, Chi hội trưởng Hội doanh nghiệp Sông Mã (Sơn La)

Còn ông Đ, một chủ doanh nghiệp khác đóng trên địa bàn huyện Sông Mã lại cho biết: Thực sự, chúng tôi vẫn chưa hiểu là cách giải quyết như vậy có ổn thỏa không, bởi doanh nghiệp của ông đấu thầu, thi công các công trình bằng thật. Tiền mua đá, cát, chúng tôi đều chuyển cho Cty TNHH Minh Quang Tây Bắc từ năm 2019, vậy giờ viết hóa đơn lại, thì viết kiểu gì? Các anh ấy (ý nói các cơ quan nhà nước) có đồng ý cho thay đổi hóa đơn hay không? Hay mai kia chuyển lên, lại bị “vặn vẹo” thì chúng tôi giải quyết làm sao? Cái này sẽ rất phức tạp đối với các cơ quan chức năng khác. Bởi vậy, ai sẽ cam đoan, là đúng hay sai?. Đến giờ các doanh nghiệp huyện Sông Mã “trót dây” với doanh nghiệp Minh Quang đều rất lo lắng vì nếu xảy ra điều gì đó, sẽ rất sợ bị ảnh hưởng.

  • Trụ sở của Cty TNHH Minh Quang Tây Bắc thực chất chỉ là bãi để ô tô, tập kết xe máy, không biển hiệu rõ ràng.

Qua tìm hiểu, PV được biết: hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sông Mã đều rất mong muốn các cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc, chứng minh tính đúng sai ở đây, để doanh nghiệp yên tâm làm việc, thi công các dự án. Bởi hiện tại, tất cả vẫn chỉ là những “lời hứa”, còn thực tế vẫn chưa đi đến đâu cả. Nhiều doanh nghiệp khi được hỏi, cũng đặt câu hỏi, tại sao Phòng cảnh sát kinh tế có tiếp nhận sự việc, nhưng không có động thái gì, khiến các doanh nghiệp cũng ái ngại?

Để rộng đường dư luận, Phóng viên Báo TN&MT đã đến Cục Thuế tỉnh Sơn La để đề nghị làm rõ vấn đề xử lý về việc xuất hóa đơn trái quy định của pháp luật. Sau khi  nghe phóng viên đặt nội dung làm việc, bà Điêu Thị Phiêu, Phó Chánh văn phòng Cục Thuế tỉnh Sơn La đã báo cáo lên ông Nguyễn Quang Việt, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo Cục thuế không hồi đáp.

  • Bà Điêu Thị Phiêu, Phó chánh văn phòng Cục thuế tỉnh Sơn La

 

  • Trụ sở Cục thuế tỉnh Sơn La.jpg

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Hà Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích: Những sai phạm của Cty TNHH Minh Quang Tây Bắc do ông Đoàn Xuân Hiền làm Giám đốc là rất rõ ràng. Cần phải xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật. Nếu các cơ quan chức năng không phát hiện ra, thì hậu quả sẽ như thế nào, ai gánh chịu?. Tại sao Công an kinh tế điều tra, mà không khởi tố vụ án?. Hay là còn có điều gì chưa tỏ. Cũng theo Luật sư Hà Thanh, việc người của Cục Thuế tỉnh Sơn La vào “vẽ đường cho hươu chạy” là để nhằm mục đích gì?

Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phản ánh khi có phản hồi từ các cơ quan chức năng.

Xem thêm
Dựng lá chắn bệnh dại ở vùng biên: [Bài 2] Từ nghi ngại đến chủ động

LONG AN Từ né tránh, người dân Đức Huệ nay chủ động đón sinh viên thú y đến tiêm phòng vaccine, sự thay đổi này là nền tảng bền vững để chặn đứng bệnh dại từ gốc.

[Bài 2] Mận Phiêng Khoài giữ giá, giữ thương hiệu

Xã vùng biên Phiêng Khoài, nơi được coi là 'thủ phủ' mận hậu của huyện Yên Châu đã có những cách làm hay để giữ giá, giữ thương hiệu cho quả mận.

Gieo 'hạt vàng' trên vùng đá đen

ĐẮK NÔNG Trên vùng đá đen Krông Nô, người M’nông cần mẫn bứng đá, gieo xuống những 'hạt vàng'.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Việt Nam cần 'chớp thời cơ' bứt phá nuôi biển

Cạn kiệt cá biển toàn cầu mở ra cơ hội vàng để Việt Nam bứt phá, phát triển nghề nuôi biển công nghệ cao và xây dựng ngành thủy sản bền vững.

Bảo vệ động vật hoang dã, ngăn tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh

Sáng ngày 13/6, báo Pháp Luật TPHCM tổ chức tọa đàm ‘Bảo vệ động vật hoang dã nhìn từ luật pháp và lương tâm’ nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bình luận mới nhất