| Hotline: 0983.970.780

Thiết bị bay không người lái tạo 'cơn sốt' ở Tây Nguyên

Thứ Ba 10/06/2025 , 18:07 (GMT+7)

KON TUM Thiết bị bay không người lái được nông dân tại Tây Nguyên sử dụng ngày càng phổ biến trong chăm sóc cây trồng nhờ mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Thiết bị bay không người lái đang được sử dụng ngày càng phổ biến ở vùng biên giới huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Thiết bị bay không người lái đang được sử dụng ngày càng phổ biến ở vùng biên giới huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

 

Bước vào đợt phun thuốc cho vườn cà phê 10 ha, gia đình ông Phạm Văn Vượng (thôn Măng Tôn, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) không còn phải tất bật như trước đây nhờ sử dụng dịch vụ thiết bị bay không người lái (drone) nên rất nhàn hạ, chưa đến 1 ngày vườn cà phê đã được phủ kín lượng thuốc cần thiết.

Ông Vượng cho biết, trước đây gia đình phải thuê rất nhiều nhân công để phun thuốc, bón phân, tưới nước cho cây cà phê, công việc khá vất vả. Đặc biệt, người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chưa kể, mỗi đợt phun thuốc hay bón phân, gia đình mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí mua sắm vật tư. Cụ thể, trung bình 1 ha cà phê phải mất ít nhất 2 nhân công làm cật lực trong một ngày mới hoàn thành, lượng phân bón cũng bị hao hút rất nhiều.

Còn hiện tại, việc sử dụng thiết bị bay không người lái mang lại rất nhiều lợi ích, gia đình bớt được nhân công, rút ngắn thời gian.

“Thiết bị này rất hay, khi phun thuốc, cánh quạt gió làm rung lắc các cành cà phê nên lượng thuốc sẽ được phủ đều hơn và không bị thất thoát, tiết giảm cho gia đình rất nhiều”, ông Vượng nói.

Thiết bị bay không người lái chứa được 40 lít thuốc, phân bón. Ảnh: Tuấn Anh.

Thiết bị bay không người lái chứa được 40 lít thuốc, phân bón. Ảnh: Tuấn Anh.

Lần đầu tiên sử dụng thiết bị bay để phun thuốc cho 12 ha cà phê của gia đình, ông Nguyễn Văn Kiều (thôn Măng Tôn, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) cho biết, sử dụng thiết bị này giúp gia đình giảm được khoảng 1/3 chi phí chăm sóc vườn cà phê.

Theo tính toán của ông Kiều, trước đây mỗi lần phun thuốc gia đình phải thuê nhiều nhân công và mua thuốc hết khoảng 30 triệu đồng. Còn hiện tại, sử dụng thiết bị bay chi phí chỉ hết khoảng 20 triệu đồng. Quan trọng hơn, khi sử dụng thiết bị này, con người không tiếp xúc với thuốc BVTV, sức khỏe được đảm bảo hơn.

“Trước đây thuê nhân công không chỉ tốn thời gian, tiền bạc mà lượng thuốc phun cho cây cà phê cũng không đảm bảo. Trong khi sử dụng thiết bị bay, thuốc phun đều hơn và không bị thất thoát. Đặc biệt, với diện tích cà phê của gia đình tương đối lớn, việc sử dụng thiết bị bay sẽ rất phù hợp, tiết giảm được rất nhiều chi phí”, ông Kiều chia sẻ.

Những năm gần đây, thiết bị bay không người lái đang trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người dân trong việc chăm sóc cây trồng. Nắm bắt cơ hội này, một số người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mạnh dạn đầu tư mua máy bay không người lái, vừa giải phóng sức lao động của gia đình, vừa cung ứng dịch vụ cho nhiều nông dân khác.

Anh Nguyễn Văn Sự (thôn Măng Tôn, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) sau nhiều lần tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông nhận thấy thiết bị bay rất hiệu quả cho việc chăm sóc cây cà phê, cao su và các cây công nghiệp ở Tây Nguyên nên đã cùng nhóm anh em chung nhau mua thiết bị này để sử dụng cho gia đình, vừa làm dịch vụ.

Anh Sự (phải) điều khiển thiết bị bay không người lái. Ảnh: Tuấn Anh.

Anh Sự (phải) điều khiển thiết bị bay không người lái. Ảnh: Tuấn Anh.

Hiện tại nhóm của anh Sự đang sở hữu 2 thiết bị bay với giá khoảng hơn 300 triệu đồng/chiếc. Thời gian tới, nhóm anh Sự tiếp tục mua thêm 2 chiếc nữa để phục vụ người dân trong vùng và mở rộng sang nhiều địa phương khác.

“Ngay khi đưa máy về, nhiều hộ dân trong vùng đã tìm đến thuê dịch vụ phun thuốc, bón phân cho vườn cây cho gia đình. Chỉ trong vài ngày, thiết bị của nhóm đã phun thuốc, bón phân cho hàng trăm ha cà phê của người dân trên địa bàn”, anh Sự chia sẻ.

Ông Tống Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Bờ Y cho biết, những năm gần đây, cây cà phê có giá nên nhiêu nhiều hộ dân trên địa bàn đã chú trọng đầu tư chăm sóc, ứng dụng các khoa học công nghệ vào sản xuất, trong đó có thiết bị bay không người lái.

Thời gian tới, xã sẽ vận động các hộ dân có diện tích cà phê đủ lớn hoặc cùng nhau liên kết để đầu tư thiết bị bay không người lái nhằm phục vụ hiệu quả cho việc chăm sóc cà phê. Mặt khác, xã cũng sẽ nghiên cứu triển khai đến nhiều nhóm hộ sử dụng thiết bị này.

Xem thêm
Chuẩn hóa điều kiện xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc

Tây Ninh triển khai giám sát dịch bệnh chim yến, từng bước chuẩn hóa điều kiện sản xuất, chế biến tổ yến theo Nghị định thư 2025 phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cơ chế đã có, giết mổ tập trung vẫn gặp khó

Cơ chế hỗ trợ cơ sở giết mổ tập trung đã có, nhưng từ doanh nghiệp đến các tiểu thương ở Sơn La vẫn không mấy mặn mà do lợi ích không đảm bảo.

Khởi động mô hình lúa giảm phát thải cho nông dân Khmer

SÓC TRĂNG Mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, canh tác hữu cơ, giảm phát thải, giúp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, xây dựng vùng nguyên liệu lúa phục vụ xuất khẩu.

Gieo 'hạt vàng' trên vùng đá đen

ĐẮK NÔNG Trên vùng đá đen Krông Nô, người M’nông cần mẫn bứng đá, gieo xuống những 'hạt vàng'.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Hồi sinh vựa cá hồ Thác Bà [Bài 1]: Bến cá vắng cùng tiếng thở dài ngư dân

YÊN BÁI Khung cảnh nhộn nhịp của những bến cá ở Mông Sơn, Phúc An, Ngọc Chấn… những thập kỷ trước được thay thế bằng sự đìu hiu, vắng vẻ hiện nay.

Những khu 'rừng ma' ở Sơn La: [Bài 3] Bản vùng cao trăm năm không lũ dữ

Bản Lao Khô được đặt theo tên người đi khai phá vùng đất mới, ông Tráng Lao Khô. Tôi được chính người con trai của ông là Tráng Lao Lử dẫn vào 'rừng ma' ở ngay sau nhà.

Bình luận mới nhất