| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi nhận thức người dân trong phòng chống đói rét cho vật nuôi

Thứ Sáu 25/02/2022 , 17:37 (GMT+7)

Hàng năm, trước mùa giá rét, Trung tâm KNQG đều phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh tổ chức tập huấn cho người dân công tác chuẩn bị bảo vệ đàn vật nuôi.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) cho biết: Thời gian qua, những giải pháp kỹ thuật do Trung tâm KNQG và trung tâm khuyến nông các tỉnh đã góp phần không nhỏ làm thay đổi nhận thức của người dân, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc trong công tác phòng chống đói rét và tiêm phòng cho đàn vật nuôi trước mùa đông giá rét.

Công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều hạn chế. Ảnh: Hoàng Hữu.

Công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều hạn chế. Ảnh: Hoàng Hữu.

Tuy nhiên, công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn gặp rất nhiều khó khăn như: Một số hộ chăn nuôi điều kiện chuồng trại chưa được đảm bảo, thông thường nuôi thả trong rừng, khi đưa đàn trở về nuôi nhốt thì không đủ chỗ.

Về thức ăn, các hộ đã biết chủ động nguồn thức ăn thô xanh như trồng cỏ voi, ngô sinh khối… Tuy nhiên, nhiều hộ diện tích canh tác nhỏ, chưa nắm vững kỹ thuật ủ chua, lên men cho thức ăn dự trữ.

Mặt khác, trong mùa rét, để tạo năng lượng cho vật nuôi cần bổ sung lượng thức ăn tinh, tuy nhiên nhiều gia đình không có điều kiện để thực hiện, trong khi việc phối trộn, tăng cường thức ăn tinh cho đàn vật nuôi rất cần thiết để nâng cao thể trạng cho vật nuôi.  

Một vấn đề nữa là việc cán bộ khuyến nông đã khuyến cáo người dân tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi, tuy nhiên nhiều hộ chưa làm tốt việc này nên tỷ lệ tiêm phòng một số nơi vẫn chưa cao...

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, trâu, bò là những vật nuôi có giá trị rất lớn đối với người dân các tỉnh miền núi phía Bắc. Nắm rõ điều này, hàng năm trước khi mùa đông giá rét xảy ra, Trung tâm KNQG đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh tổ chức thông tin, tuyên truyền tới người dân tất cả những công việc cần phải chuẩn bị để ứng phó khi nhiệt độ xuống thấp như dự trữ thức ăn, củng cố chuồng trại, giữ ấm cho đàn vật nuôi, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sử dụng đệm lót…

Bên cạnh đó, khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin dự báo thời tiết, nếu nhiệt độ xuống thấp tuyệt đối không chăn thả gia súc. Những hộ có đàn vật nuôi số lượng lớn có thể bán bớt những con đã già trước khi mùa rét xảy ra, tập trung nguồn lực chăm sóc đàn, con non, bê, nghé.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm KNQG kiểm tra công tác phòng chống đói rét cho gia súc tại các tỉnh miền núi phía Bắc... Ảnh: Hoàng Hữu.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm KNQG kiểm tra công tác phòng chống đói rét cho gia súc tại các tỉnh miền núi phía Bắc... Ảnh: Hoàng Hữu.

Ngoài ra, hàng năm Trung tâm KNQG tổ chức các Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp về phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trên website của trung tâm, liên tục đăng tải các thông tin hướng dẫn kỹ thuật phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi, thủy sản để cán bộ khuyến nông các địa phương cũng như người dân dễ tiếp cận, nắm bắt, chủ động trong công tác phòng chống đói rét.

“Về phía Trung tâm KNQG, ngoài tổ chức các diễn đàn, chương trình đào tạo, tập huấn, truyền thông thì trong các dự án khuyến nông trung ương, khuyến nông các tỉnh, nhất là dự án khuyến nông ở các tỉnh phía Bắc, Trung tâm thường xuyên có sự nhắc nhở, lồng ghép các chương trình cải tạo, vỗ béo đàn bò, chăn nuôi bò sinh sản… Từ đó, giúp người dân đảm bảo đủ kiến thức, chủ động bảo vệ đàn vật nuôi, vượt qua mùa đông giá rét, giúp người dân ổn định sản xuất”, bà Hạ Thúy Hạnh cho hay.

Xem thêm
Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất