| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Chủ động phòng chống đói rét cho đàn gia súc

Thứ Tư 01/12/2021 , 15:38 (GMT+7)

Cao Bằng có giá lạnh vào mùa đông rất khắc nghiệt. Do đó, để đàn gia súc vượt qua mùa đông giá lạnh, luôn được chính quyền và người dân đưa lên hàng đầu.

Các địa phương đã vận động nhân dân trồng thêm nhiều diện tích cỏ voi làm thức ăn dự trữ cho đàn gia súc vào mùa đông. Ảnh: Công Hải.

Các địa phương đã vận động nhân dân trồng thêm nhiều diện tích cỏ voi làm thức ăn dự trữ cho đàn gia súc vào mùa đông. Ảnh: Công Hải.

Hơn 10 năm qua, gia đình bà Du Thị Say, xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) nuôi vỗ béo trâu, bò.

Bà Say chia sẻ: Mỗi khi mùa đông đến, bà tu sửa lại chuồng, trại, trồng thêm cỏ voi, chuẩn bị rơm, rạ làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò, đồng thời tiêm vacxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Vì vậy nhiều năm qua, vào mùa mưa rét, đàn gia súc của gia đình luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Cứ vài ngày, gia đình bà lại quét dọn, vệ sinh giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo. Gia đình bà chỉ nuôi nhốt, ít khi thả trâu bò ngoài trời nên dù nhiệt độ xuống thấp cũng không quá lo lắng.

Để chủ động phòng, chống đói rét, cho đàn vật nuôi, UBND huyện Nguyên Bình đã ban hành kế hoạch phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi vụ đông xuân (ĐX) năm 2021 - 2022; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi trên địa bàn phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi như: Dự trữ rơm rạ, cỏ, ngô, các phụ phẩm nông nghiêp... Cho vật nuôi ăn thêm các loại thức ăn giàu đạm, đầy đủ vitamin để tăng sức đề kháng. Tu sửa chuồng trại, chuẩn bị phông, bạt và các loại vật liệu khác để che chắn chuồng trại và thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Đoàn công tác Sở NN-PTNT Cao Bằng kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho đàn gia súc tại huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Đoàn công tác Sở NN-PTNT Cao Bằng kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho đàn gia súc tại huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Bà Hoàng Thị Hòa, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nguyên Bình thông tin: Trước đây, có năm cả huyện có hơn 3.000 con gia súc bị chết rét do người dân còn chủ quan trong phòng, chống đói rét. Những năm gần đây, người dân đã chú ý hơn trong việc gia cố chuồng trại, bổ sung thức ăn dự trữ và hạn chế thả rông nên số lượng gia súc bị chết rét giảm hẳn.

Vụ ĐX 2017 - 2018, số gia súc bị chết rét 441 con (trong đó trâu 300 con, bò 139 con, dê 02 con); vụ ĐX 2019 - 2020 số gia súc bị chết rét giảm xuống chỉ còn 13 con (trong đó trâu 11 con, bò 02 con).

Là tỉnh vùng cao biên giới, việc chăn nuôi trâu, bò là hướng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo điển hình của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở tất cả các địa phương trong tỉnh Cao Bằng.

Cao Bằng hiện có tổng đàn trâu, bò trên 211.000 con. Năm nay, diễn biến thời tiết sẽ còn nhiều phức tạp, thời tiết lạnh sẽ kéo dài, nhiều địa phương nhiệt độ có thời điểm xuống đến 0 - 2 độ C. Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng đã ban hành các văn bản đề nghị UBND các huyện, Thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Mô hình vỗ béo tập trung trong chuồng trại khép kín giúp đàn gia súc khỏe mạnh của Công ty TNHH Kolia Cao Bằng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Mô hình vỗ béo tập trung trong chuồng trại khép kín giúp đàn gia súc khỏe mạnh của Công ty TNHH Kolia Cao Bằng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Ông Nguyễn Ngọc Truân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng cho biết: Để hạn chế thiệt hại do gia súc bị chết rét, Sở đã chỉ đạo hệ thống thú y, khuyến nông các cấp phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.

Các địa phương cần chủ động việc quyết định sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho những hộ nghèo, gia đình neo đơn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn không có điều kiện mua bạt, vật liệu che chắn chuồng trại và thức ăn tinh, thô cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại kéo dài.

Tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi xây dựng chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, kiên cố, kín gió, đủ ấm cho đàn gia súc trong mùa đông; tích cực trồng cỏ, dự trữ rơm rạ, thức ăn tinh cho vật nuôi. Không thả rông gia súc khi nhiệt độ dưới 12 độ C để đảm bảo sức khỏe cho đàn trâu, bò.

  • Tags:
Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, phòng chống dịch gặp khó khăn

QUẢNG TRỊ Nhân lực mỏng, kinh phí eo hẹp, sự thiếu ý thức của một bộ phận người chăn nuôi khiến cuộc chiến phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại Quảng Trị gặp khó khăn.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất