Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 9/5/2025 14:41 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Sơn La lấy ý kiến tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Thứ Năm 24/04/2025 , 20:01 (GMT+7)

Giai đoạn 2016 - 2025, Sơn La đã chuyển đổi, trồng mới hơn 61.000ha cây ăn quả, sản lượng quả năm 2025 ước đạt 510.000 tấn.

Chiều 24/4, UBND tỉnh Sơn La tổ chức hội thảo khoa học tham gia góp ý dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trồng cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016 - 2025.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Sơn La, qua 10 năm thực hiện Thông báo Kết luận số 121-KL/TU ngày 30/11/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về một số chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, Sơn La đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng. Đến nay, tổng diện tích cây ăn quả và cây sơn tra toàn tỉnh ước đạt 85.050ha, tăng 219% so với năm 2016, sản lượng tăng 332%.

Các ý kiến tại hội thảo là cơ sở quan trọng để Sơn La tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc. Ảnh: Đức Bình.

Các ý kiến tại hội thảo là cơ sở quan trọng để Sơn La tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc. Ảnh: Đức Bình.

Giai đoạn 2016 - 2025, tỉnh đã chuyển đổi, trồng mới 61.448ha cây ăn quả, trong đó đưa vào sản xuất nhiều giống cây có giá trị kinh tế cao như chanh leo vàng, na sầu riêng, nhãn Ánh vàng 205, dâu tây Hana...

Nhiều chỉ tiêu về diện tích và sản lượng đã vượt so với mục tiêu đề ra như: Cây mận vượt 9% về diện tích và 41% về sản lượng; nhãn vượt 42,6% sản lượng; xoài vượt 14% sản lượng; bơ tăng 2,2% sản lượng… Từ năm 2017 – 2025, Sơn La đã xuất khẩu được 158.395 tấn quả sang thị trường 15 nước với giá trị đạt 160.809 nghìn USD, được các nước chấp nhận, tin dùng 

Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về phát triển cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016 - 2025. Đồng thời tham luận các nội dung về những khó khăn, thách thức, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành cây ăn quả Sơn La giai đoạn 2025 - 2030, định hướng 2035; hiện trạng, định hướng, giải pháp về phát triển cây ăn quả rải vụ, trái vụ; giải pháp liên kết phát triển vùng nguyên liệu phục vụ tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm quả; giải pháp phát triển cây ăn quả gắn với du lịch sinh thái, nhất là tại các địa bàn trọng điểm như Mộc Châu...

Ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp vào Dự thảo, ông Phùng Kim Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La khẳng định: Các tham luận tại hội thảo đã góp phần làm rõ hơn những kết quả đạt được sau 10 năm Sơn La đưa cây ăn quả lên đất dốc; những khó khăn, hạn chế, đề xuất định hướng, nhiệm vụ, các giải pháp để phát triển cây ăn quả chất lượng cao. Từ đó nâng tầm giá trị, khẳng định vị thế, hiệu quả của chương trình phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Giai đoạn 2016 - 2025, Sơn La đã chuyển đổi, trồng mới 61.448ha cây ăn quả. Ảnh: Đức Bình.

Giai đoạn 2016 - 2025, Sơn La đã chuyển đổi, trồng mới 61.448ha cây ăn quả. Ảnh: Đức Bình.

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tập trung xây dựng vùng cây ăn quả nguyên liệu theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gắn với tiêu thụ, chế biến theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ về giống, quy trình kỹ thuật, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm; ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong trồng cây ăn quả và chế biến các sản phẩm từ quả; thực hiện sản xuất có trách nhiệm, truy xuất nguồn gốc; nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho người trồng.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La cũng đề nghị các địa phương tập trung phát triển cây ăn quả theo đúng chủ trương định hướng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng giống mới; tuyên truyền vận động người trồng tham gia các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, hợp tác xã, đảm bảo ổn định đầu ra, nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững ngành cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.