Thứ Năm, 3/7/2025 16:44 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Sơn La dự kiến một năm bội thu trái cây

Thứ Ba 22/04/2025 , 21:23 (GMT+7)

Năm 2025, Sơn La dự kiến tổng sản lượng cây ăn quả và cây sơn tra ước đạt 510.000 tấn, tăng 31% so với năm 2024.

Dự kiến một năm bội thu

Ngày 22/4, UBND tỉnh Sơn La tổ chức họp Ban chỉ đạo 598 triển khai kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2025.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La, năm 2025 dự kiến sẽ là một năm bội thu sản lượng cây ăn quả và cây sơn tra của tỉnh này với tổng sản lượng ước đạt 510.000 tấn trên tổng diện tích hơn 85.000ha, tăng 31% so với năm 2024. Trong đó, các cây ăn quả chủ lực như chuối, mận, xoài, nhãn và sơn tra đều có sản lượng dự kiến tăng.

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Nga.

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Nga.

Kết quả này có được là nhờ điều kiện thời tiết thời điểm đầu năm 2025 tương đối thuận lợi, nhiệt độ trung bình và lượng mưa ở mức phù hợp giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, thuận lợi cho quá trình ra hoa, đậu quả. Bên cạnh đó, diện tích cây ăn quả tập trung tại các vùng chuyên canh, có hệ thống tưới tiêu và giao thông thuận tiện được mở rộng, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ được nhân rộng thông qua các mô hình liên kết giữa hợp tác xã, doanh nghiệp với nông dân.

Đáng chú ý, tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Hiện tỉnh đang duy trì 218 mã số vùng trồng, 8 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực là nhãn, xoài, mắc ca và chanh leo. Sản lượng trái cây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ước trên 35.000 tấn, hướng đến các thị trường như Trung Quốc, EU và các nước khác.

Ngoài ra, Sơn La cũng tập trung vào việc cung cấp nông sản an toàn cho các siêu thị và chuỗi cửa hàng trong nước với 308 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, thủy sản an toàn đang hoạt động. Sản lượng cung ứng cho thị trường nội địa ước trên 50.000 tấn/năm.

Năm 2025, Sơn La dự kiến tổng sản lượng cây ăn quả và cây sơn tra ước đạt 510.000 tấn, tăng 31% so với năm 2024. Ảnh: Nguyễn Nga.

Năm 2025, Sơn La dự kiến tổng sản lượng cây ăn quả và cây sơn tra ước đạt 510.000 tấn, tăng 31% so với năm 2024. Ảnh: Nguyễn Nga.

Xây dựng bản đồ, dữ liệu mở về trái cây

Để đảm bảo sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, cuộc họp đã tập trung thảo luận các vấn đề trọng yếu như: Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp; khó khăn, thách thức, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản; xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Kết luận hội nghị, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La giao các thành viên Ban chỉ đạo 598, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả; tiếp tục tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung chọn giống, cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, kết nối, mở rộng đối tượng khách hàng…

Ông Nguyễn Thành Công giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh tham mưu xây dựng bản đồ, dữ liệu mở về trái cây, đặc biệt lưu ý 3 vấn đề gồm vùng sản xuất, loại trái cây, sản lượng để khi truy xuất nguồn gốc có thể khẳng định được vị thế trái cây Việt Nam nói chung, trái cây Sơn La nói riêng.

Đồng thời, xây dựng đề án nghiên cứu, xây dựng trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm gắn với việc công khai sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu, phát triển các vùng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, chuyên canh, đi vào chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Tiếp tục mời gọi, thu hút, xây dựng cơ sở hoặc nhà máy lớn cho bao bì sản phẩm, gắn với mã số bao bì...

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất